Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Các chất phụ gia giấy trong in ấn

1. Bột giấy dùng trong in ấn: 
- Được sản xuất từ bột tre, gỗ, nứa, là,.....Trong giấy xenluloza chiếm 75%-90%, trong tờ giấy xenlulo nhiều thì giấy càng tốt, xenlulo nằm dọc theo hướng dọc của tờ giấy
- Xenlulo: (C6H10O5)
- H2O: trong giấy có nước: 6-7% ( nếu cao thì dư ẩm dẫn đến khó chồng màu, nếu thấp thì dãn giấy)
Cacbon: thì khi đốt cháy giấy thành than

2. Phụ gia dùng trong in ấn: Lấp khoảng trống giữa các sợi xenlulo làm tăng độ trắng, tăng độ mịn, độ nhẵn, độ phản quang

2.1. Cao lanh: ( Al2O3.SiO3.2H2O )
- Là chất độn rẻ tiền nhất, nguồn dồi dào, ổn định và sử dụng dễ dàng, nó mang lại cho giấy nhiều đặc tính tốt. Cao lanh được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy trong môi trường axit.

2.2. Thạch cao (CaO4)
- Có độ trắng khá cao, giá thành rẻ, nhưng có nhược điểm là độ bảo lưu trên giấy thấp.

2.3. Bột canxi cacbonat (CaCO3) :
- Chỉ dùng trong môi trường kiềm tính và trung tính, do CaCO3 bị hoà tan trong môi trường axit. Nó có nồng độ trắng và đục cao hơn cao lanh, nó đặc biệt được dùng trong sản xuất các loại giấy sử dụng lâu dài vì có khả năng trung hòa được các axit sản sinh trong qúa trình lão hoá huỷ hoại tờ giấy.

2.4. Các loại oxit dùng trong in ấn 

- Dioxit titan (TiO2): có độ trắng cao nhất và có độ đục tốt nhất song giá thành cao. Nó chỉ sử dụng đối với loại giấy đòi hỏi lượng độn thấp nhưng độ đục, độ trắng cao. Mức dùng độn chỉ khoảng 2-3 %

- Bột Talc (Silicat magie-3MgO.4SiO2.H2O ) : là loại chất độn tạo ra độ mềm mại cho tờ giấy khi in ấn, talc có ái lực tốt với nhựa, vì thế nó được dùng để ngăn chặn sự kết dính của nhựa trong hệ thống sản xuất giấy. Tuy nhiên gần đây talc bị hạn chế sử dụng trong in ấn vì gây hại cho sức khỏe con người khi hít phải nó vào phổi.


2.5 Các phụ gia khác
- Trong môi trường kiềm nhẹ, các loại vi khuẩn phát triển rất mạnh, đặc biệt là các vi khuẩn sinh bùn bẩn. Khi các vi khuẩn phát triển chúng gây ra các hiện tượng tích tụ vật chất trên bề mặt hoặc thành thiết bị, thành ống hoặc làm phân huỷ bột giấy ở những chỗ ít luân chuyển, kết quả làm tắc thiết bị, làm tắc chăn lưới, làm giảm khả năng chạy máy, tăng sự ăn mòn, giảm chất lượng giấy, tăng chi phí bảo dưỡng. Vì vậy khi chuyển sang quá trình kiềm tính cầu có một chương trình kiểm soát vi sinh vật chặt chẽ hơn. Các chất biocide thường được dùng để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.

* Từ những đặc trên ta thấy khi sản xuất giấy in ấn có tráng phủ bề mặt, gia keo trong môi trường kiềm tính, dùng độn CaCO3 là ưu việt hơn cả.

phu gia trong in ấn

2.6. Hỗn hợp gia keo( hệ gia keo) dùng trong in ấn
- Bề mặt của tờ giấy có thể được xử lí bằng cách tráng phủ, làm bóng, dát mỏng lên bề mặt tờ giấy một lượng tinh bột hoặc cho giấy chạy qua nhiều khe ép của những lô có đọ bóng cao để tăng độ bền , độ bóng, và các đặc tính khác( qua khâu ép quang).


- Loại keo thông thường hay dùng để xử lí bề mặt giấy ở giai đoạn này là tinh bột oxyhoa để làm tăng độ bền, độ nhẵn, và đảm bảo tỉ trọng của tờ giấy.

 
Chuẩn trắng 100% của ngành in ấn là: BaO2

phu gia trong in ấn

3. Chất kết dính dùng trong in ấn: Tăng liên kết giữa các xenlulo & chất phụ gia
- Giấy khác nhau ở các thành phần: bột giấy, độ ẩm, độ tro, độ dày, kích thước, độ bền, tính quang học, tính đàn hồi, tính hút mực. Quan trọng là tính đàn hồi tức thì ( Có nghĩa là khi tờ giấy chạy qua ống ép in nó sẽ có tình đàn hồi, sau đó giấy sẽ bình thường trở lại không bị co dãn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét