Hiển thị các bài đăng có nhãn in tui. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in tui. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Túi nilon với các tác hại và cách phòng tránh độc hại


Với các loại túi nilon nhiều màu sắc chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Hiểm họa từ túi nilon có độc

Thói quen sử dụng túi nilon đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình. Từ đựng thức ăn sống, thức ăn chín, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ... Túi nilon rất tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Hiện nay, sức tiêu thụ túi nilon ngày càng lớn trên thế giới đang là mối nguy cho môi trường cộng đồng. Theo các nhà khoa học, các loại túi nilon phải mất từ 500-1.000 năm mới tự phân hủy. Việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Các loại túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.

Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nilon tái chế. Rất nhiều các loại túi nilon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm đang bán rộng rãi trên thị trường tiềm ẩn nhiều hoá chất độc hại. Các loại túi nilon được sản xuất từ nhựa PP, PE, PS là những loại nhựa không có tính độc. Tuy nhiên, một số loại túi nilon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Còn lại phần lớn các loại túi nilon được sản xuất từ những chất liệu nhựa rất độc hại với sức khoẻ con người. Trong đó, nhựa PVC là một loại nhựa có tính độc, không thể dùng sản xuất túi hay các loại khay, hộp đựng thực phẩm.

in tui nilon, in an bao bi, in tui, in an


Phòng tránh sử dụng túi ni lon có độc từ trong gia đình

Túi nion đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng không phải là việc dễ dàng. Song một số những nhận biết túi nilon và các sản phẩm nhựa có độc dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng bảo vệ chính mình và người thân.

- Nhựa không có tính độc rất dễ cháy và chảy chất nước lỏng, không bốc khói, khi kéo ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy, ngược lại nhựa có tính độc thì khó cháy, cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ,  khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm.

- Khi thả vào nước, nhựa có tính độc dễ chìm xuống, nhựa không độc sẽ nổi trong nước.

- Nhựa có độc thường có những hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ trên bề mặt sản phẩm. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như sáp