Hiển thị các bài đăng có nhãn namecard. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn namecard. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Cardvisit và những điều cần lưu ý



Nguyên tắc thiết kế card visit

Mục đích của card visit (name card hay danh thiếp) là phục vụ cho việc thông tin liên lạc, giao dịch được thông suốt, chính xác và tiện lợi. Nhưng trước tiên hãy suy nghĩ xem card visit của bạn sẽ được sử dụng như thế nào. Bạn sẽ trao card visit cho đối tượng nào, họ sẽ làm gì với những thôngtin trên đó và họ nhận card visit trong trường hợp nào.

Nếu người nhận là đối tượng tiềm năng nhưng mới tiếp xúc lần đầu thì dòng mô tả công việc của bạn là yếu tố không thể thiếu (trong trường hợp tên doanh nghiệp không thể hiện được ngành nghề kinh doanh). Ngoài ra, cardvisit đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận. Còn đối với khách hàng quen, họ lại đánh giá những thông tin chi tiết quan trọng hơn là yếu tố design. Chẳng hạn như các số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi… Ngoài ra ngày nay không nên thiếu địa chỉ webvà email.

cardvisit dep, namecard dep, danh thiep dep

Nghe thì thấy rắc rối quá, có lúc bạn cũng không biết nên sắp đặt như thế nàocho hợp lý. Đừng lo, namecard của bạn có đến hai mặt. Hơn nữa chúng tôi sẽ gợiý cho bạn những nguyên tắc dưới đây.

Đầu tiên, bạn hãy lưu ý những sơ sót hay mắc phải:

Cho số di động nhưng không cho họ tên của chủ máy. Chuyện này làm phiền khách hàng phải hỏi “Có phải công ty X gì đó không?”. Mặt khác ngay từ đầu cuộc trao đổi có phần kém thân mật.

Thông tin liên lạc không chính xác. Nếu bạn có website mới, đổi số điện thoại,được thăng chức… hãy  mới càng nhanh càng tốt. Khi trao danh thiếp bị gạch xóa và viết chồng lên thì chắc chắn ít nhiều hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng.

Không ghi rõ chức vụ của người có tên trong card visit. Khách hàng sẽ phân vânkhông biết bạn làm gì, có giải quyết được nhu cầu của họ hay không.

Không ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không theo giờ bình thường (ví dụ như phòng mạch, nhà hàng, quán bar…).

Ghi những dòng khẩu hiệu quảng cáo dư thừa, đại loại như những câu như “giá cảphải chăng”, “phục vụ ân cần”…

Lưu ý một số cách bố trí, sắp xếp thông tin:

Card visit chung của cơ sở kết hợp với phiếu giảm giá, vé mời: Thường dùng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, ăn uống, khách sạn, du lịch, vận chuyển hành khách, thời trang, chăm sóc sắc đẹp.

Card visit dành cho các công ty có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch: Chú trọng thông tin các điểm giao dịch, chứng nhận chất lượng, giải thưởng.

Card visit dành cho các công ty vừa và nhỏ: Chú trọng phong cách trình bày ấn tượng; ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty; những chính sáchbán hàng và hậu mãi đặc biệt (ví dụ cho dùng thử 15 ngày, bảo hành trong vòng 24 giờ v…v…).

Ngoài ra những công ty nhỏ càng phải đặc biệt chú trọng đến nhãn hiệu nổi tiếng công ty đang bán. Chính những thương hiệu đã thành danh này sẽ giúp khách hàngnhớ đến công ty bạn nhiều hơn.

cardvisit dep, namecard dep, danh thiep dep

Kế đến, ta bắt đầu tìm hiểu những khía cạnh tinh tế trong card visit. Bạn cần nhớ rằng, card visit của bạn là bạn và bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng chú ý đến nó. Do đó bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Phong cách

Một card visit đẹp với màu sắc hài hòa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt về bạn. Không những nó trang trí thêm cho lĩnh vực bạn đang công tác mà còn thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh… sự chu đáo trong công việc, rằng bạn luôn mong muốn công việc được hoàn hảo. Nếu được thiết kế đúng mức, card visit sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty. Nhất là của ông chủ, bà chủ: năng động, nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo, vui nhộn v…v… Đặc biệt với các ngành giải trí, nếu bạn không chú trọng thể hiện phong cách trên card visit thì quả là một thiếu sót rất lớn.

Những hữu ích khác

Có những nhà kinh doanh thích đưa thêm một vài thông tin hữu ích có liên quan đến ngành nghề của mình vào card visit. Đây là một ý tưởng rất hay, những điều giản dị lại đem lại nhiều mối thiện cảm rất lớn. Nếu là những doanh nghiệp nhỏ sao bạn không thử cách này, biết đâu còn giúp được bạn bè. Nó giống như các website trao đổi link với nhau vậy. Chẳng hạn bạn có thể học hỏi từ những trường hợp sau: Card visit của người môi giới địa ốc cũng cung cấp thêm địa chỉ và số liên lạc của dịch vụ giúp việc nhà. Chủ khách sạn, trên card visit của mình có tên và địa chỉ nhà hàng đặc sản trong vùng.

Độc đáo và duy nhất

Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi card visit của mình không có điểm gì giống với card visit của người khác. Vì mục đích chính của card visit là cho người khác biết thông tin liên lạc của bạn và bạn đang làm gì. Đối với những nghành đòi hỏi tác phong ngăn nắp, cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để làm công ty bạn khác biệt.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

10 card visit đẹp lạ nhất

Card visit (Namecard) là mẩu giấy gói gọn trong lòng bàn tay đối phương nhưng phải đủ sức giới thiệu bạn là ai, bạn làm gì. Mục tiêu của doanh nhân là có namecard thật ấn tượng và dễ nhớ. Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu.

1. Card visit (namecard) thiết kế bởi chuyên gia Elisa Chavarri cho đối tượng khách hàng là chuyên viên trang điểm diễn viên phim, kịch sĩ truyền hình, người mẫu thời trang: hình nửa mặt quỷ ác, nửa mỹ nữ để nhấn mạnh “tay nghề” nhà trang điểm.


2. Sam Buxton làm nghề thiết kế nên namecard của bản thân anh phải là một tác phẩm nghệ thuật có khả năng giới thiệu con người và công việc của anh một cách hoàn hảo. Quan trọng hơn, nó phải chứng minh tài năng của anh. Khách hàng chuộng nghệ thuật muốn có namecard độc đáo tìm đến Buxton thuộc đa dạng ngành nghề, từ nha sĩ đến kiến trúc sư NASA. Từ năm 2002, anh đã làm và bán hơn 200.000 namecard nghệ thuật với giá bản lẻ 15 USD/card.


3. Clifton Alexander là chủ sở hữu công ty Reactor, chuyên thiết kế và gây dựng thương hiệu website. Anh ý thức rõ: namecard thú vị mới lạ gây ấn tượng mạnh nơi khách hàng. Alexander tự hào nói: “Namecard của tôi có thể dựng đứng lên với dòng thông tin liên lạc hiện rõ. Khi đưa namecard này cho một người, mọi người xung quanh thường bu lại, trầm trồ và ngỏ ý muốn có. Nhìn thấy mọi người thích thú, tôi có quyền tin chắc namecard của mình sẽ không bị vứt sọt rác, mà ngược lại, còn được đặt ngay ngắn trên máy vi tính hay kệ sách văn phòng nhiều người”.


4. Khi muốn thiết kế namecard, anh Sean Kinney, chủ công ty tiếp thị và truyền thông Digital Fresh nảy ra ý tưởng về một thương hiệu: sắc bén, đi tiên phong, vượt qua mọi đối thủ cùng ngành. Và anh chọn hình ảnh lưỡi dao lam sắc bén để đại diện hình ảnh doanh nghiệp. Thiết kế độc đáo này thu hút khách hàng từ chủ tiệm cắt tóc Mỹ đến doanh nhân khởi nghiệp Úc
.

5. Anh Sergio Delgado mở tiệm chụp ảnh tại Dallas, Hoa Kỳ. Chỉ là do sở thích cá nhân, anh coi nhẹ cái chết, nên làm namecard dựa theo hình ảnh thẻ đeo chân tử thi giúp xác định danh tánh người tử nạn. Anh nghĩ ý tưởng này hài hước. Không biết nhiều khách hàng tán đồng với suy nghĩ ấy không, nhưng cái namecard thật sự ấn tượng và khiến bạn phải đọc kỹ từng dòng.


6. Anh Kyle Laser có công ty gia đình chuyên ngành in ấn. Anh đang vắt óc nghĩ cách quảng bá website công ty thì ý tưởng làm namecard này bất chợt nảy đến. Một sự kết hợp hóm hỉnh khiến người nhận namecard vừa chú ý đến ngành hoạt động vừa lưu tâm đến website công ty. Chỉ là ngẫu hứng vui, nhưng hiệu quả kinh doanh thật bất ngờ. 10 khách hàng lớn nhất công ty nhà anh đã tìm đến nhờ namecard.


7. Bryce Bell là nhân viên ngành cơ khí. Khi còn lưỡng lự chưa biết chọn việc nào, anh dạo quanh các website về namecard trên internet. Bị kích thích bởi nhiều namecard lý thú, anh tự làm namecard có thể “thể hiện hứng thú, đam mê và khả năng sáng tạo của mình”. 
Nhiều người rất thích thiết kế namecard đó. Vậy là Bell chuyển sang sống bằng nghiệp thiết kế và thực hiện namecard làm bằng tay. Công ty anh mới thành lập tên Cardapult.


8. Anh Mark Ramadan nảy ra ý tưởng namecard này để quảng bá cho blog về nấu ăn của mình. Namecard thu hút mọi người đến mức: từ 250 lượt truy cập/tuần lên 1.000 người ghé blog/ngày. Và anh Ramadan bắt đầu dùng namecard cho công ty mạo hiểm ngành thực phẩm của mình.


9. Emerson Taymor chuyên về dịch vụ graphic design. Có chiều cao khiêm tốn nên khó để nổi bật giữa những nhà thiết kế và nghệ sĩ lịch lãm, tài năng khác, Taymor nghĩ ra cách độc đáo này để làm nổi bật namecard của mình. Anh không chỉ muốn bán tác phẩm thiết kế mà còn muốn “bán con người thiết kế bên trong mình”, nhằm phục vụ khách hàng một cách tối ưu.



10. David Holifield là chủ tịch công ty thiết kế web và tiếp thị trên mạng xã hội InterFUEL. Chỉ một chút thay đổi mới lạ trên namecard, anh lập tức thu hút chú ý của khách hàng tham dự hội chợ thương mại. Theo anh Holifeld: “Những namecard truyền thống không đi vào bộ nhớ khách hàng. Phải để khách hàng tương tác với namecard công ty bằng cách thú vị nhất. Namcard có mục đích giới thiệu với khách hàng: chúng tôi có nhiều ý tưởng mới lạ mà bạn chưa từng nghĩ đến. Chúng tôi có thể giúp bạn phát triển cao xa”.

11. Khuyến mãi: 10 namecard ấn tượng, nhưng khó mà bỏ sót cái thứ 11 này.
Steve Wozniak là nhà đồng sáng lập Apple. Ông sử dụng namecard làm bởi công ty chuyên làm namecard bằng nhựa và kim loại PlasmaDesign. Namecard này thiệt tình hơi nặng so với loại giấy thông thường, nhưng những doanh nghiệp “khủng” rất chuộng dùng.