Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Xu hướng ngành công nghiệp bao bì


Khi mua một món hàng người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho bao bì. Trong một số trường hợp chi phí này lến đến 30% hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị thanh toán, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao như vậy?

 Các nhà sản xuất bao bì phải cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xem sẽ phải làm như thế nào để bao bì phải là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm. Chẳng những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì đẹp phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bầy...

bao bi, in an bao bi, bao bi dep,

Có một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ: Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác...Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, thông tin phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Màu phải bền với thời gian, ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in khác nhau. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm.

Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.

Trả lời về xu hướng bao bì toàn cầu, ông Herry Debney - Chủ tỉnh hội đồng bao bì Úc có nêu: “Cắt giảm chi phí; rút ngắn quá trình sản xuất; bao bì tiện lợi; thời gian sử dụng được kéo dài; hệ thống phân phối tiên tiến và quản lý hiệu quả kênh phân phối; bao bì như một công cụ marketing; quan tâm đến môi trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa".

Việc đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu là một sự thật không thể trốn tránh đối với tất cả các doanh nghiệp bao bì. Ngày nay chúng ta muốn giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp nhằm phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Xem xét bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì. Trung bình một siêu thị có khoảng 30.000 sản phẩm được bày bán thì 2/3 quyết định mua hàng được thực hiện ngay ở quầy. Mỗi khách thông thường có ý định mua 10 sản phẩm khi vào siêu thị, nhưng sau đó thường mua đến 19 sản phẩm, trung bình mỗi người mất 9 giây để quyết định mua hàng.

Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì.

Các khách hàng trông đợi và nhà sản xuất sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp bao bì không chỉ tại chỗ mà cả trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây là công nghiệp bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta.

Tạo ấn tượng cho việc thiết kế thương hiệu


Thương hiệu là hình ảnh của chúng ta với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ đồng hành cùng nhãn mácbao bì đến mọi người trên thị trường. Để thương hiệu thành công và nổi tiếng trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải triển khai rất nhiều kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai. Việc đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế thương hiệu sẽ mang lại sự tự tin, tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp về sản phẩm/dịch vụ của họ trong tâm trí khách hàng.

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi logo - biểu tượng của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng.

Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp. Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng. Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

Về màu sắc: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ. Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dung lại.

Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc. Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà  bạn  cho  là  nó  thích  hợp  nhất  với  hình  ảnh  của  công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu:

Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

Phông chữ: Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự sáng với một phông chữ thích hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại phông chữ, và trong đó có ít nhất một phông chữ có chân và một phông chữ không có chân. (Phông chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

Hai kiểu phông chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện một nội dung tương đối dài, trong khi kiểu chữ không chân nên được sử dụng trong các tiêu đề, chữ số trong các biểu đồ, đoạn text ngắn hoặc những đoạn text không có màu sắc. Bạn nên tránh sử dụng nhiều hơn hai phông chữ trong cùng một tài liệu giống nhau.

Thông điệp: Những thông điệp hay khẩu hiệu về thương hiệu được bảo hộ bản quyền sẽ giúp bạn truyền tài hình ảnh công ty bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng cùng một thông điệp và ngữ điệu trên tất cả các phương thức tiếp thị và quảng cáo khác nhau. Ví dụ, nếu muốn thương hiệu của bạn thân thuộc và gần gũi, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Nếu đó là thương hiệu đắt giá và độc quyền? Hãy sử dụng ngôn ngữ nghi lễ, chính thống.

Nếu muốn nhấn mạnh hơn một từ nào đó mà bạn cho là quan trọng trong thông điệp, bạn có thể làm nổi bật từ đó lên, hoặc để dễ nhớ và đi vào lòng khách hàng. Thông điệp của bạn nên ngắn gọn, xúc tích.

Cách sử dụng logo: Logo là hình ảnh sinh động, cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành thương hiệu. Bạn nên để thương hiệu xuất hiện trên tất cả các sản phẩm và trong quá trình làm việc của bạn ở bất cứ nơi nào, khi nào có thể. Và logo nên được xuất hiện dưới cùng một kích cỡ và vị trí trên một trang giấy. Việc mở rộng hay thu nhỏ kích cỡ logo có thể chấp nhận được, nhưng điều tối kỵ đối với logo là thiết kế lại và thay đổi nó. Việc hình ảnh logo được thể hiện kiên định, trước sau như một là rất quan trọng và cần thiết.

Bạn nên nhớ rằng, việc được thừa nhận và công nhận là chìa khóa để kinh doanh tăng trưởng. Hãy tạo ra sự thân thuộc, gần gũi trên mọi phương tiện quảng cáo và tiếp thị đối với khách hàng và người tiêu dùng. Làm được điều này, bạn sẽ thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

In ấn tờ rơi, tờ gấp đẹp nhanh



Tờ rơi là một trong những công cụ truyền bá thông tin tới cộng đồng theo cách đại trà. Có thể sử dụng để phát trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận, hỗ trợ các đại lý trong việc giới thiệu chi tiết các chương trình khuyến mãi, sản phẩm, dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp, tổ chức.

Ngày nay tờ rơi, tờ gấp được in ấn đẹp và sinh động mới phát huy tác dụng tại các ký triển lãm, hội chợ hoặc để tại các showroom trưng bày sản phẩm nhất là những siêu thị điện máy như top care, pico, Media Mart…

Một tờ rơi (tờ bướm, leaflet) khi được tung ra thị trường để đến với đối tượng quảng cáo, nó phải được truyền tải một cách trọn vẹn thông điệp của doanh nghiệp để hiệu quả quảng cáo, chiêu thị đạt cao nhất.

 in to roi dep nhanh

Muốn vậy, phải đạt được các yếu tố sau đây:
- Đẹp, đặc trưng, đặc biệt và giàu cảm xúc.
- Ngắn gọn, dễ hiểu, nêu được vấn đề cốt lõi (trọng tâm của thông điệp hay chiến dịch quảng cáo).
- Phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, loại sản phẩm khác nhau
ví dụ: Khách hàng tuổi teen thì tờ rơi, tờ gấp phải có thiết kế sinh động, ấn tượng, trẻ trung;
Khách hàng trí thức: tờ rơi, tờ gấp phải có màu sắc và phong cách chững chạc;
Khách hàng là nội trợ, thì các yêu cầu về hình thức, nội dung cũng phải phù hợp,...

- Đến tay khách hàng mục tiêu đúng thời điểm.

Ví dụ: Mùa khai trường thì một loạt tờ rơi, tờ gấp của các siêu thị bán Laptop tung ra các chiêu giảm giá, khuyến mại để thu hút đối tượng khách hàng là sinh viên. Các ngày lễ như 8/3 thì một loạt tờ rơi nội dung về thời trang, trang sức, mỹ phẩm… giảm giá để thu hút khách hàng mua để làm quà tặng…

in to roi dep nhanh

Để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ in tờ rơi, in tờ gấp của các đơn vị, chúng tôi đã tung ra thị trường dịch vụ in tờ rơi, tờ gấp với giá cực kỳ hấp dẫn và đội ngũ thiết kế rất chuyên nghiệp.

Với dịch vụ in tờ rơi của chúng tôi, quý doanh nghiệp không cần phải bận tâm đến những yếu tố nêu trên nữa. Chúng tôi – một trong những đơn vị chuyên in tờ rơi nhanh – đẹp đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, tiến độ cũng như đòi hỏi chất lượng của các doanh nghiệp.

Manocanh teen cho shop thời trang nhiều bất cập?


Teen làm người mẫu cho shop thời trang: Cạm bẫy bủa vây

tuong mau cho shop

Để chứng minh cho gia đình thấy mình cũng là một sinh viên năng động, Minh Anh (đang học tại trường đại học KHXH&NV) lao đầu đi tìm việc làm thêm ngay từ năm thứ nhất. Nhờ làn da trắng, khuôn mặt ưa nhìn và một thân hình cao ráo, Minh Anh đã từng trở thành "vơ đét" với những sô chụp liên miên. Nhưng chỉ một phút thiếu cảnh giác, bài học cô phải trả là quá đắt…

Thời gian gần đây, phong trào tuyển người mẫu teen đang nở rộ tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn. Chỉ cần lướt qua một vài con phố thời trang như Thợ Nhuộm, Chùa Bộc, Hàng Bông… người ta có thể dễ dàng bắt gặp những biển hiệu chào mời tuyển cộng tác viên làm người mẫu shop hay là nghề manocanh sống.

Ngọc Tú - học sinh lớp 11 Trường THPT VĐ vốn được coi là "hot girl" của trường do có nước da trắng và khuôn mặt xinh xắn, ưa nhìn. Như nhiều teen girl khác Tú có sở thích được chụp ảnh. Mỗi lần được bố mẹ cho tiền mua quần áo, cô nàng hay mặc rồi "tự sướng" qua gương. Và cũng rất bình thường như mọi teen khác, Tú không quên "up" các bức ảnh bắt mắt lên mạng xã hội Facebook để khoe với bạn bè. Những cái "like" và "comment" khiến cô nàng nở mày nở mặt.

Một ngày nọ, hộp thư của nàng nhận được một tin nhắn mà đọc xong Tú không khỏi xao xuyến. Đó là một lời mời cộng tác manocanh sống với một shop thời trang lớn trên phố Hàng Bông. Tú đã mấy lần mua đồ ở đây, và thực sự có cảm tình với "gu" thẩm mỹ của người chủ cửa hàng. Sau vài ngày suy nghĩ, Tú giấu bố mẹ, đồng ý làm manocanh sống cho cửa hàng. Cô nàng hào hứng kể. Tưởng công việc khó khăn, nặng nhọc ai dè chỉ việc đến cửa hàng đúng giờ, rồi vào phòng make up. Sau đó là mặc những bộ cánh mới nhất, bắt mắt nhất tạo dáng để chụp ảnh. Một tuần sẽ có khoảng 1-2 buổi đi chụp ngoại cảnh ở bến Hàn Quốc hay đường Nhật Bản…
tuong mau cho shop

Tham gia làm manocanh sống, Tú phát hiện ra đang có không ít những học sinh như mình cũng rất tích cực chạy sô cho nhiều shop khác nhau. Dĩ nhiên, con đường đến với việc này mỗi người mỗi khác song đa phần thông qua mạng Internet.

Chỉ cần gõ từ khóa "tuyển người mẫu" sẽ cho ra nhiều website mua bán, rao vặt với những lời mời rất hấp dẫn. Đơn cử: "Shop thời trang P.L. cần tuyển người mẫu trang phục váy, áo(manocanh váy). Đối tượng là các bạn nữ tuổi từ 16-25 ngoại hình cân đối, số đo 3 vòng chuẩn, có chiều cao 1m65 trở lên, cân nặng dưới 48kg, biết tạo dáng trước ống kính. Thù lao là 500.000 đồng và 1 sản phẩm/ngày chụp" hay "Tuyển 10 PG cao cấp chụp ảnh mẫu sản phẩm chăn ga gối nệm. Yêu cầu: Cao 1m65 trở lên, khuôn mặt đẹp, nụ cười thân thiện, thái độ làm việc vui vẻ. Thời gian làm việc: Chụp cả ngày. Gửi hình ảnh về địa chỉ mail sau: Gồm 1 ảnh toàn thân và 1 hình bán thân".

Theo chị Thu Nga, chủ một shop thời trang trên phố Đội Cấn thì đối với những gương mặt quen thuộc, trung bình mỗi buổi chụp ảnh được trả trên dưới 1 triệu đồng. Còn với gương mặt mới, "tiền lương" dao động từ 300.000-500.000đồng/buổi chụp. Thông thường, những nhãn hàng có thương hiệu tốt thường trả thù lao cao hơn so với các cửa hàng bình dân nhưng việc tuyển dụng lại chặt chẽ hơn, yêu cầu về người mẫu khắt khe hơn.

Những bức ảnh sau khi chụp sẽ được đem đi chỉnh sửa bằng photoshop (phần mềm làm ảnh chuyên nghiệp) sao cho thật hấp dẫn, bắt mắt. Chủ yếu sẽ đưa lên các website, diễn đàn, rao vặt và nhiều trang mạng xã hội… để phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm.

Nghề làm người mẫu ảnh "online" này không cần đòi hỏi cao về trình độ, không cần đào tạo bài bản và kiểu cách trang điểm…, teen girl chỉ cần có vóc cao ráo, khuôn mặt ăn hình, biết biểu cảm là có thể tham gia. Nếu cộng tác với nhiều shop và chạy sô đều đều, teen có thể kiếm được mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Điều này khiến cho nhiều học sinh, sinh viên có chút lợi thế hình thể nô nức rủ nhau đi làm người mẫu.


Mẫu teen trên một shop bán hàng online.
Có ai học hết chữ ngờ

Từ quê lúa Thái Bình ra thủ đô học, Minh Anh lập tức bị "ngợp" trước những cám dỗ nơi phồn hoa đô hội. Trong lớp, Minh Anh không chơi với các bạn ngoại tỉnh mà nhanh chóng nhập hội với các bạn có nhà ở thủ đô, với lý do: "Ngày xưa ông nội tớ cũng ở Hà Nội mấy chục năm có lẻ". Nhập hội, Minh Anh cần phải có những bộ cánh mỹ miều, đi đâu cũng phải thủ trong túi xách mỹ phẩm "hàng hiệu" để thỉnh thoảng còn lôi ra "bôi bôi, trát trát". Dĩ nhiên, số tiền bố mẹ cung ứng không thể đủ.

Trong một lần ngắm nghía một shop thời trang trên phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), Minh Anh lọt vào đôi mắt xanh của người chủ tiệm. Ông chủ mời Minh Anh vào nói chuyện, khen cô có thân hình chuẩn và mời cộng tác làm manocanh cho cửa hàng. Theo đó công việc rất đơn giản. Mỗi khi có hàng mới về Minh Anh chỉ cần có mặt tại cửa hàng, trang điểm kỹ lưỡng rồi mặc những bộ cánh ấy vào để một nhiếp ảnh gia chụp. Mỗi buổi (từ 9 giờ sáng - 11 giờ trưa) Minh Anh sẽ được trả công 500.000 đồng. Đó quả là công việc trong mơ đối với một cô gái như Minh Anh. Thêm vào đó, với tâm lý muốn thể hiện là sinh viên năng động, Minh Anh gạt ngay những lời dặn dò về sự cảnh giác nơi phố phường và gật đầu cái rụp.

tuong mau cho shop

Thời gian đầu, công việc diễn ra khá suôn sẻ. Minh Anh có thu nhập đều đều, không còn phải chắt chiu từng đồng bố mẹ gửi lên nữa. Thỉnh thoảng Minh Anh còn được ông chủ tặng cho một vài bộ cánh để tha hồ chưng diện. Sau vài tháng chỉ chụp loanh quanh ở Hà Nội, Minh Anh được đề nghị đi biển để chụp hình cho đẹp. Không chút nghi ngờ, Minh Anh nhận lời.

Cả nhóm gồm 3 chàng trai và hai cô gái (trong đó có Minh Anh) nên cô nàng càng tỏ ra vững dạ. Vượt quãng đường gần 100 cây số, họ thuê một khách sạn để nghỉ ngơi, hôm sau ra biển chụp sớm. Sau buổi chụp hình mệt nhoài, Minh Anh được ekip dẫn đi ăn hải sản. Chưa bao giờ Minh Anh uống nhiều bia rượu đến thế. Khi trở về phòng, Minh Anh thấy ông chủ ngồi đợi sẵn: "Anh muốn tâm sự với em một chút". Dứt câu, hắn lao vào Minh Anh như một con thú khát mồi.

Cho đến khi tỉnh rượu thì cả êkip chụp ảnh chỉ còn lại mình cô. Hôm sau gặp lại, ông chủ coi như không có chuyện gì xảy ra.

Một người mẫu ảnh tuổi teen khác là Hoàng Lan, học sinh lớp 12 Trường THPT K.L. cũng đăng ký dự tuyển người mẫu qua một trang rao vặt. Sau một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Lan được hẹn thời gian, địa điểm để đến buổi chụp thử.

Đúng ngày, Lan tìm đến địa chỉ thì được một thanh niên dẫn vào một con ngõ sâu trên phố Hào Nam. Ngay khi đặt chân vào ngôi nhà Lan đã thấy ngờ ngợ vì studio là một căn phòng trống trơn. Cũng chẳng có sản phẩm nào để chụp. Lan chỉ được đề nghị tạo dáng để lấy "bố cục" trước. Kỳ quặc hơn, "nhiếp ảnh gia" dùng máy compact du lịch. Sau vài shot hình, người này mời Lan uống nước. Rất may Lan đã cảnh giác từ chối.

Kiếm cớ chuồn khỏi hợp đồng chụp ảnh lạ lùng này, về sau Lan mới được bạn bè cho biết đó là những đối tượng chuyên lừa teen girl ham làm người mẫu để giở trò. Với chiêu tuyển người mẫu, chúng hoặc sẽ tìm cách trộm đồ, lừa lấy xe. Gặp phải con mồi nào ngây thơ, chúng còn lợi dụng cả thân xác.

Chuyện người mẫu ảnh bị lợi dụng sàm sỡ, hoặc lừa đảo xảy ra không phải là hiếm. Chỉ có điều đa phần các teen girl ít dám lên tiếng tố cáo. Cách đây chưa lâu, diễn đàn Vnphoto đã "dậy sóng" vì topic nhiều nữ sinh ham làm người mẫu đã bị các "hiếp ảnh da" (nói trại từ thuật ngữ nhiếp ảnh gia) gạ gẫm chụp khỏa thân và định giở trò đồi bại.

Theo bài viết của Pspvn trên diễn đàn, một người được gọi là "nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh nude" đã chủ động làm quen và đề nghị cô gái đi chụp ảnh khỏa thân nhưng bị cô này từ chối. Sau đó, nhiếp ảnh gia này hẹn cô gái đi uống cà phê và vài hôm sau mời đi ăn tối. Vì có một vài người bạn quen biết nhiếp ảnh gia kia nên cô gái đồng ý. Trong bữa ăn hai người có uống rượu và cô gái thấy chóng mặt nên muốn ra về. Anh này ban đầu lấy nhiều lý do để trì hoãn việc chở cô gái về, sau đó lại cố tình đi lòng vòng và nói: "Anh thấy em mệt nên anh muốn tìm chỗ cho em nghỉ…" với ý đồ xấu. Cô gái phản ứng dữ dội nên người này đành đưa cô về nhà và bao biện: "Vì thương em nên anh mới thế… cho anh xin lỗi".

Thành viên Shuilian cũng tố "hiếp ảnh da" Đ.M.T. lợi dụng khi rủ chụp ảnh. Theo lời thành viên này, "nhiếp ảnh gia" Đ.M.T là người đã có ảnh chụp poster một bộ phim nổi tiếng, đã mời cô gái đi chụp ảnh theo phong cách thiên thần, tiên nữ. "Nhiếp ảnh gia" này nói sẽ chuẩn bị trang phục cho Shuilian, nhưng khi tới nơi thì chỉ có vài tấm vải trắng để quấn quanh người giả làm… tiên nữ. Trong quá trình chụp ảnh, Shuilian đã bị "đụng chạm" và "càng lúc càng quá đáng" đến mức cô gái bỏ về. Thậm chí, người này còn tiếp tục gạ gẫm Shuilian chụp ảnh nude bằng lời lẽ khiến nhiều người phải đỏ mặt: "Đường thẳng màu đen chạy dọc bụng của em rất hiếm ai có, mong em giúp giùm anh chụp một tấm ảnh nghệ thuật đó. Lúc gặp em anh mới thấy điểm đặc biệt đó của em, nó rất đẹp, anh rất muốn chụp để gửi đi thi. Mong em giúp anh. Thật tâm đó em!".

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Rượu không nhãn mác cấm lưu hành

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh rượu thủ công (rượu tự nấu) muốn bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất; trên sản phẩm phải có nhãn mác, phải đăng ký với chính quyền địa phương… Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày Nghị định 94 của Chính phủ có hiệu lực pháp luật, ngoài thị trường vẫn tràn lan rượu tự nấu không nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác.

Ngang nhiên vi phạm



Có mặt tại các quán ăn, quán nhậu trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.HCM,… không khó để kiếm được loại rượu tự nấu hoặc loại rượu quê do các cơ sở tư nhân, hộ gia đình tự nấu. Điều đặc biệt ở chỗ, theo quy định, những loại rượu này đều phải dán nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trên vỏ chai, can nhựa đựng rượu…, nhưng tuyệt nhiên không có. Trước thắc mắc của PV, anh Nguyễn Văn Linh, chủ một nhà hàng trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi chỉ bán hàng vào buổi tối, cũng nghe láng máng là bán rượu phải có nhãn mác. Tuy nhiên, cửa hàng của chúng tôi nhập hàng trăm lít rượu từ các cơ sở sản xuất rượu khác nhau, nhưng có thấy các cơ sở cung cấp rượu nào dán nhãn mác theo quy định đâu. Để phục vụ nhu cầu của khách, hàng ngày chúng tôi vẫn bán vài ba chục lít rượu tự nấu là chuyện bình thường”.

Một cơ sở nấu rượu thủ công

Cùng chung quan điểm, anh Nguyễn Thắng Thu, chủ quán vịt cỏ Vân Đình ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhấn mạnh: “Theo quy định, rượu tự nấu phải đăng ký, dán nhãn mác, nhưng phần lớn khách hàng đều không quan tâm hay mặn mà gì với những quy định trên. Phần lớn khách đến ăn chỉ chú ý đến chất lượng rượu và mức giá bán mà thôi. Nếu rượu nhạt thì họ phản ánh ngay lập tức, thậm chí lần sau không bao giờ đến ăn uống nữa. Chính vì vậy, người kinh doanh chúng tôi cũng chỉ quan tâm, chú ý đến những cơ sở sản xuất rượu đạt chất lượng mới dám mua về bán cho khách hàng sử dụng”.

Vì sao khó xử lý?

Nghị định 94/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định rất rõ, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.

Thế nhưng, tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, đa phần các địa phương mới dừng ở mức độ tuyên truyền và nhắc nhở người dân thực hiện theo quy định. Ông Nguyễn Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) cho biết: “Khi nhận được Nghị định 94, UBND xã đã chỉ đạo cho thôn tuyên truyền về nghị định này đến người dân để họ thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng các thủ tục đăng ký rườm rà nên chưa đến đăng ký. Nhưng thực ra, thủ tục đăng ký rất nhanh gọn, cán bộ kinh tế của xã luôn mở cửa trong giờ hành chính để làm thủ tục cho các hộ sản xuất rượu thủ công đến đăng ký, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đến. Nếu thời gian nữa mà người dân vẫn không chấp hành, không đến đăng ký, xã sẽ thành lập đoàn kiểm tra đến từng hộ, ai không đăng ký sẽ làm mạnh tay”, ông Nguyễn Văn Tiển nhấn mạnh.

Theo ý kiến của các cơ sở sản xuất rượu thủ công tại một số làng nghề sản xuất rượu, đến thời điểm này Nghị định 94 vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi. Khi người dân chưa biết những quy định trong Nghị định 94 thì khó mà có thể chấp hành tốt. Nhiều ý kiến băn khoăn, không biết ai sẽ xử lý và xử lý như thế nào, mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?

Trước vấn đề này, anh Nguyễn Thành Hưng, chủ cơ sở sản xuất rượu tự nấu ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng chỉ nghe qua Nghị định 94 trên tivi, chứ thực chất chưa hiểu rõ nội dung chính của Nghị định liên quan đến sản xuất rượu thủ công như thế nào. Nếu không biết, mà chưa được tuyên truyền nhắc nhở thì tôi vẫn sẽ sản xuất. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn là nếu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì ai sẽ là người đi kiểm tra, xử lý vi phạm và mức phạt ra sao…”.

Còn anh Nguyễn Văn Tài, chủ cơ sở sản xuất rượu thủ công ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết thêm: “Mặc dù tôi có đọc qua Nghị định 94, trong Điều 24 quy định về xử lý vi phạm vẫn chỉ ghi chung chung “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như thế, nếu vi phạm bị xử phạt hành chính là bao nhiêu với các cơ sở sản xuất rượu thủ công, ai sẽ là người xử lý…, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến người dân chưa biết phải xoay xở ra sao…”.