Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Túi nilon và các cách dùng đa năng



bao bi, in an bao bi
Tái sử dụng túi nilon cũ – vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường

Dù đã có nhiều kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon để bảo vệ môi trường nhưng trong sinh hoạt mua bán hàng ngày, việc dùng túi nilon vẫn còn rất phổ biến. 

Đi kèm việc sử dụng ít túi nilon, bạn cũng có thể học cách tái sử dụng túi nylon để vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường.

Các cách để tái sử dụng túi nilon

1. Chổi quét sơn
Khi cần sơn 1 mảng tường nhỏ hoặc một chỗ tường lở nào đó, bạn không cần phải mua ngay một cây chổi quét sơn mới. Hãy dùng 1 chiếc túi nhựa hoặc túi nilon cũ, bọc phẳng phiu vào một tấm gỗ mỏng có tay cầm, cây chổi sơn mới này sơn đẹp và hiệu quả không kém gì những cây chổi sơn chính hiệu.

2. Giấy phủ nhà bếp

Nếu bạn chế biến các món tanh như cá, thịt, đồ hải sản… mà không muốn làm bẩn mặt bếp hoặc các đồ dùng xung quanh, bạn có thể dùng túi nylon cũ để lót bên dưới thực phẩm trước khi chế biến.

 3. Giấy bọc quà độc đáo

Những chiếc túi nylon đầy màu sắc sẽ biến thành một loại giấy gói quà độc đáo nếu bạn có một chút sáng tạo trong cách gói quà.

4. Găng tay đa năng

Khi bạn phải dùng tay để vứt một số đồ vật bẩn hoặc làm những công việc không nên để tay tiếp xúc trực tiếp, bạn không cần phải hoang phí một đôi găng tay nhựa vào việc đó, chỉ cần 1 chiếc túi nylon cũ, dùng xong bạn có thể bỏ túi đi luôn.

 5. Tết thành giỏ đựng đồ

Kiểu tái sử dụng này khá công phu và đòi hỏi bạn phải khéo tay một chút. Thay vì dùng một lần và bỏ đi luôn những chiếc túi nylon, bạn có thể giữ lại và tết thành những giỏ đựng đồ trong nhà! Để giỏ đựng đồ được đẹp, bạn nên chọn các túi nylon loại dày một chút hoặc chập nhiều lớp với nhau. Ngoài ra, từ những chiếc túi nylon cũ, bạn cũng có thể tận dụng làm hoa cài dễ thương.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Bao bì là sự hiện hữu của thương hiệu trên sản phẩm


Với nhiều năm trước, chúng ta có chức danh: “Nhà thiết kế bao bì”. Ngày nay, nó đã trở thành “chuyên viên xây dựng nhận diện thương hiệu”. Liệu có phải vai trò của chức danh đó đã tăng đáng kể, hay đã có sự khác biệt trong cách tiếp cận việc thiết kế bao bì thương hiệu?

 Ngày nay người ta hiểu rằng việc thiết kế bao bì có vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển thương hiệu, bên cạch đó thì việc in ấn bao bì cũng rất cần quan tâm để được chất lượng như đúng người thiết kế. Bao bì là một phần của qui trình xây dựng thương hiệu, hỗ trợ thương hiệu tạo dựng nền móng cơ bản, đạt được sự hài hòa và giúp nó phát triển. Tác động của thiết kế đến qui trình xây dựng thương hiệu chưa khi nào được đề cao vậy.

Hai thập kỉ trước đây, vai trò hợp tác của phòng tiếp thị và phòng sáng tạo rất cứng nhắc, và thông thường tài liệu và các công trình của bên thiết kế không được bên tiếp thị xem trọng. Ngày nay thì chuyên viên thiết kế thường tham gia và là đối tác của các công ty quảng cáo, tạo ra và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa người bán và người thiết kế.

bao bi, in bao bi, in an bao bi

Một số công ty quảng cáo còn tiến xa hơn nữa, phối hợp các nhà thiết kế và nhà tiếp thị làm chung và suy nghĩ cùng nhau trong một đội ngũ. Sự thấu hiểu những phương tiện tác động vào khách hàng trong việc truyền thông thương hiệu và thông điệp thương hiệu giúp cho các nhà thiết kế có thể sử dụng cả tư duy logic và tư duy sáng tạo cùng lúc. Xu hướng này sẽ giúp cho người quản lý luôn có thể điều chỉnh đường lối đúng đắn và nhất quán cho các nhà tiếp thị và các chuyên viên thiết kế, rút ngắn thời gian.

Có đúng là vai trò của thiết kế ngày càng mở rộng? Có thể chúng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm từ việc chững lại của truyền thông đại chúng từ những năm 60, do nó đã bị phản tác dụng trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu giúp khác biệt hóa sản phẩm. “Sản phẩm được tạo ra trong nhà máy, thương hiệu được tạo ra trong nhận thức của khách hàng”, nhận xét của Walter Landor đã tiến lên một nấc thang mới trong nhận thức đồng thời nhấn mạnh vai trò của thiết kế bao bì. Thiết kế sản phẩm không phải chỉ có ở trong khâu chế biến ,và cũng không chỉ đơn giản là mang tính thẩm mỹ. Mỗi một thương hiệu đều có một giá trị riêng, và vai trò của chuyên gia thương hiệu là thiết lập cái nào cần thiết thể hiện thương hiệu, cái nào không cần. Ngày nay thì nhà thiết kế có rất nhiều cơ hội tham gia vào qui trình xây dựng từ đầu đến cuối, và có trách nhiêm lớn hơn trong việc thể hiện cam kết thương hiệu trên sản phẩm. Hầu hết người tiêu dùng đều hưởng ứng với những thương hiệu mạnh, xem nó không khác gì đối với một con người, họ mong đợi :”Bạn có hấp dẫn không? Có phải bạn  đem đến cho tôi điều mà không ai khác làm được?” Nếu câu trả lời là “CÓ”, họ sẽ trở thành “bạn” của thương hiệu của bạn. Bên cạnh các chức năng thiết thực, các yếu tố thuộc về cảm tính và xã hội là xương sống của giá trị thương hiệu. Cần cẩn thận chu đáo trong quá trình thực hiện, vì người tiêu dùng sẽ chú ý đến những tác động bên ngòai phạm vi thương hiệu, giống như chú ý đến một người bạn thân mặc một bộ quần áo khác lạ.

Công bằng mà nói, không có gì đáng ngạc nhiên khi xem nhà thiết kế là người đã thổi hồn vào thương hiệu, giúp cho nó trở nên sống động và có tính cách hơn. Khi một thương hiệu được định vị tập trung vào phân khúc theo độ tuổi, theo sở thích hay hành vi xã hội, nhà thiết kế cần tập trung làm hài lòng khách hàng mục tiêu để tạo hiệu quả cao nhất. Thiết kế bao bì là sự hiện hữu của thương hiệu trên sản phẩm. Ngày nay các nhà thiết kế khôn ngoan luôn đo lường tất cả những yếu tố tác động đến bề ngòai thương hiệu để giúp cho hoạt động truyền thông được phối hợp hài hòa. Trách nhiệm của nhà thiết kế ngày càng cao và xứng tầm với sức mạnh của công việc đem lại.

Việc đóng gói bao bì truyền thống kết hợp với lý thuyết hiện đại về xây dựng thương hiệu và đã trở thành một bộ phận của một thể thống nhất. Trong khái niệm xây dựng thương hiệu hiện đại, hình ảnh thương hiệu và biểu tượng phải truyền đạt được giá trị cốt lõi của một thương hiệu. Ví dụ, Biểu tượng của Terry’s Chocolate Orange thể hiện được tông màu cam đặc trưng của thương hiệu mình. Phong cách thiết kế cùng với điệu nhạc tango mang lại sự cảm nhận về một thương hiệu sôi động, sự độc đáo và mạnh mẽ trong vị cam nguyên chất.

Một yếu tố khác – màu sắc, đồ họa, kiểu chữ và bố cục – giữ được tính nhất quán của thương hiệu và góp phần xây dựng mối quan hệ mang tính cảm tính đối với người tiêu dùng. Nó được hỗ trợ bởi truyền thông đại chúng, nhưng nếu nhà thiết kế truyền đạt được lời hứa thương hiệu một cách rõ ràng và chính xác ngay từ đầu, phí tổn khắc phục sẽ rất lớn. Vậy bao bì sẽ giúp hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu đến mức nào? Trong “môi trường thương hiệu” ngày nay thì sự trải nghiệm là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn thương hiệu, và nó tạo nên những tác động tích cực hay tiêu cực đến sự thành công của một thương hiệu. Nhà thiết kế cần hỗ trợ việc nhận diện thương hiệu để giúp nó tạo được sự nhận biết cao trong các cửa hàng bán lẻ, và đồng thời cũng hỗ trợ quá trình trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

Sự cộng tác giữa hoạt động thiết kế và hoạt động quan hệ công chúng (PR), khuyến mãi tại điểm bán, trưng bày, hoạt động truyền thông nội bộ và chiến dịch quảng cáo đã tạo ra một chiến dịch xây dựng thương hiệu với qui mô lớn. Mỗi một thông điệp trong mỗi phương tiện có thể khác nhau nhưng đều phải mang tính nhất quán và hướng đến tinh chất của thương hiệu đó. Các nhân viên cần phối hợp hài hòa , cho dù có thể không cùng hoạt động thống nhất. Những thương hiệu danh tiếng rất chú trọng đến điều này. Khi Pepsi tung ra sản phẩm “Pepsi Blue” , mỗi một nhân viên của Pepsi đều nhận được một bản chi tiết về nó, được thiết kế bởi Landor, nhằm diễn giải được “tinh thần” của thương hiệu mới này.

Trong các tình huống thường gặp, nhà thiết kế có vai trò quan trọng trong việc thể hiện giá trị cốt lõi của một thương hiệu và truyền đạt nó đến đối tượng muc tiêu thông qua truyền thông. Dù sự truyền tải này có thể đi suốt công đoạn xây dựng thương hiệu hay là từng phần nhỏ trong qui trình đó, nó đều phải được xác định mục tiêu rõ ràng trong bản thảo thiết kế. Thực tế thì không hẳn được như vậy, một phần do đòi hỏi phức tạp của người đặt hàng, họ mong muốn truyền đạt được mọi thứ thông qua thiết kế. Có thể cơ hội lớn nhất đối với nhà thiết kế chính là việc người đặt hàng phải thấu hiểu chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu, tập trung vào mục đích chính của việc thiết kế.

Để việc thiết kế được thực hiện tốt nhất, nguyên lý cơ bản không thay đổi là: muốn nhận được câu trả lời đúng, bạn phải đặt ra câu hỏi đúng. Và nhà thiết kế thành công  phải làm được cả 2 điều đó.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Bao bì đẹp khẳng định thương hiệu

Hơn 10 năm nay, cùng với việc gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia, văn hóa ẩm thực đã có những thay đổi lớn. Góp phần tạo nên những thay đổi đó là… bao bì sản phẩm.

Cùng với chất lượng, sự sáng tạo trong thiết kế và in ấn bao bì của VietMac, đã giúp đem lại thành công ban đầu cho sản phẩm này

Tuy chưa được nâng tầm thành trà đạo như người Nhật, nhưng từ xa xưa, bát nước chè xanh là thứ uống dân dã hằng ngày không thể thiếu của người dân Bắc bộ. Còn trà móc, bên cạnh túi rượu, bầu thơ, đã trở thành một thức uống thanh tao để mời khách chơi nhà, để đãi bạn hiền tâm giao.

bao bi, in an bao bi, in bao bi, bao bi dep

Từ “ly trà thời đại”

‘Bình minh nhất trản trà, lương y bất đáo gia’- mỗi sáng một chén trà, thầy thuốc sẽ không đến nhà - trà không chỉ là thức uống thông thường, mà còn được coi như một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Vẫn chỉ là trà thôi, nhưng hơn 10 năm nay, cùng với việc gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia, văn hóa uống trà đã có những thay đổi lớn. Những cư dân thành thị, đặc biệt giới trẻ và giới công chức văn phòng đã “chuyển gu” sang trà túi lọc. Khái niệm “ly trà thời đại” ra đời, như một phần của nhịp sống mới, phong cách sống mới.

Không ai khác, Lipton - nhãn hiệu trà vàng nổi tiếng của tập đoàn Unilever - đã là người khai phá, và đang gặt hái quả ngọt thành công với thị phần đứng đầu trong miếng bánh 312 tỷ VND/năm (theo Euromonitor, tháng 5/2010). Lipton trở thành “khủng long” trong ngành, thành công áp đảo trong mọi thị trường, mọi kênh bán hàng, từ cửa hàng bán lẻ, tới các quán café, từ khu vực văn phòng, tới từng hộ gia đình...

Muộn hơn vài năm, Dilmah cũng gia nhập thị trường, với chiến lược tập trung vào phát triển sản phẩm trà có hương vị trái cây đa dạng, nhằm tạo sự khác biệt với Lipton, kích thích sự tìm tòi, ưa thích cái mới của giới trẻ.

Xuất hiện lần đầu vào năm 2005, Cozy là kẻ chậm chân nhất trong 3 thương hiệu hàng đầu của ngành trà. Gắn liền với hình ảnh Diva Trần Thu Hà, Cozy đã nỗ lực quảng bá nhãn hiệu hồng trà trong thời gian đầu tiên, nhằm tạo ra nét riêng có so với những người đi trước.

Tuy nhiên, có thể do sự định vị chưa thực sự đủ khác biệt, hoặc nhu cầu về loại hồng trà chưa đủ lớn, hoặc do hụt hơi trong chiến lược quảng bá thương hiệu, Cozy chưa thực sự tạo dấu ấn cần thiết trong giới tiêu dùng. Dưới sức ép về tăng doanh thu, từ sản phẩm hồng trà ban đầu, Cozy đã đa dạng hóa sản phẩm từ trà đen, đến trà xanh, từ trà vàng, đến trà hương trái cây. Sở hữu một chuỗi sản phẩm đa dạng, nhưng Cozy chưa bao giờ đứng đầu trong một phân khúc thị trường nào. Một điều thật đáng tiếc cho dòng sản phẩm có chất lượng rất cao của “đại gia” ngành trà (Cozy hiện là công ty trà lớn nhất toàn quốc, xét về tổng doanh thu, bao gồm cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trà nguyên liệu).

Cuối năm 2009, với sự hỗ trợ của Mancom - công ty tư vấn chiến lược marketing, Cozy đã xác lập lại chiến lược phát triển thị trường, đồng thời thuê một công ty thiết kế của Đức để thiết kế lại toàn bộ bao bì, mẫu mã sản phẩm. Chiến lược mới đã phát huy tác dụng. Chỉ trong thời gian ngắn, nhãn hiệu Cozy đã bao phủ rộng khắp thị trường, đặc biệt tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Những hộp trà Cozy mới, với dấu ấn trẻ trung, hiện đại đã chiếm lĩnh đáng kể, thậm chí vượt trội so với ông lớn Lipton, trong nhiều quán café tại Hà Nội. Đến cuối năm 2010, doanh số của Cozy tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đến “cơm hộp” kiểm mới

Nhân viên văn phòng tại các thành phố lớn, như Hà Nội hoặc TP. HCM, ai cũng đã từng dùng cơm hộp. Chỉ cần một cuộc điện thoại, bạn cũng có thể được phục vụ tại chỗ với 1 suất ăn có đủ cơm, rau, và cả đồ tráng miệng. Tất cả được đóng sẵn trong hộp nhựa, hoặc hộp xốp sử dụng 1 lần. Để đánh đổi cho sự thuận tiện, người dùng phải chấp nhận cảm giác thiếu vệ sinh và mùi khó chịu cố hữu của chiếc hộp nhựa. Nỗi lo càng lớn khi thông tin đại chúng đưa tin về khả năng gây ung thư của hộp xốp đang trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, đồ ăn nguội ngắt do phải chuẩn bị từ rất sớm cũng là điểm yếu cố hữu của cơm hộp.

VietMac - một sản phẩm cơm trưa văn phòng mới được ra đời cuối năm 2010 nhưng đã đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết của giới văn phòng vốn ngày một quan tâm hơn tới sức khỏe. Hình thức bao bì hoàn toàn mới, thoạt nhìn, mang hơi hướng của thức ăn nhanh hơn là cơm hộp: hai bánh cơm ép kẹp thức ăn mặn được gói trong chiếc hộp giấy, cùng canh và rau được đựng trong 2 chiếc ly giấy. Tất cả bao bì đều là giấy và được sử dụng 1 lần. Hơn nữa, “bánh cơm” này có thể dễ dàng được làm nóng bởi lò vi sóng. Một bữa ăn thuần Việt, đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, giữ được hương vị truyền thống. Với sự sáng tạo về bao bì và cách đóng gói sản phẩm, VietMac đã được giới văn phòng đón nhận nồng nhiệt. Chỉ trong những tuần đầu tiên, gần 20 công ty đã lựa chọn VietMac cho bữa ăn trưa của nhân viên; những cuộc hội thảo, cuộc họp thông trưa... Thậm chí, rất nhiều quán café - cơm trưa văn phòng đã đặt VietMac để phục vụ bữa trưa cho khách, thay vì tự mình chế biến.

Không có chiếc áo, sao gọi thầy tu!

Thành công của một Cozy kỳ cựu được nâng cấp bao bì và một VietMac hoàn toàn mới với bao bì khác lạ có thể là những gợi ý đáng suy nghĩ cho không ít doanh nhân chúng ta. Trong nhận thức của không ít người, sản phẩm tốt “hữu xạ tự nhiên hương” và bao bì đơn thuần chỉ có chức năng đóng gói. Không ít doanh nhân sẵn sàng chi tiền tỷ cho các chương trình quảng cáo, khuyến mại, nhưng lại không muốn chi vài chục triệu để có một thiết kế bao bì xứng tầm. Bao bì, ngoài tính năng để đóng gói và bảo vệ hàng hóa, còn là “mặt tiền” của một sản phẩm, yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này càng quan trọng hơn khi kênh bán lẻ hiện đại đóng vai trò ngày càng lớn trên thị trường, bao bì chính là chiếc danh thiếp để sản phẩm tự giới thiệu bản thân trong một rừng sản phẩm trên các quầy hàng.

Bên cạnh yếu tố đó (như trong trường hợp của trà Cozy), bao bì còn có thể tạo được thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa, như trường hợp của VietMac. Được sử dụng 1 lần, nhằm đảm bảo tuyệt đối vệ sinh cho người tiêu dùng, bao bì VietMac còn thuận tiện cho người tiêu dùng có thể ăn bữa trưa nóng hổi trong bất kỳ thời gian nào, đơn giản bằng cách cho vào lò vi sóng - vật dụng ngày càng phổ biến ở các văn phòng, công sở.

Bao bì đẹp không thể giúp một sản phẩm tồi trở nên thành công, nên quả thực, chiếc áo không làm lên thầy tu. Nhưng dưới một góc độ khác, liệu khách hàng có đặt lòng tin vào sản phẩm khi nhìn thấy một bao bì thô kệch và bất tiện? Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, không có chiếc áo, sao gọi thầy tu?

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Xu hướng ngành công nghiệp bao bì


Khi mua một món hàng người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho bao bì. Trong một số trường hợp chi phí này lến đến 30% hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị thanh toán, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao như vậy?

 Các nhà sản xuất bao bì phải cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xem sẽ phải làm như thế nào để bao bì phải là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm. Chẳng những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì đẹp phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bầy...

bao bi, in an bao bi, bao bi dep,

Có một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ: Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác...Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, thông tin phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Màu phải bền với thời gian, ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in khác nhau. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm.

Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.

Trả lời về xu hướng bao bì toàn cầu, ông Herry Debney - Chủ tỉnh hội đồng bao bì Úc có nêu: “Cắt giảm chi phí; rút ngắn quá trình sản xuất; bao bì tiện lợi; thời gian sử dụng được kéo dài; hệ thống phân phối tiên tiến và quản lý hiệu quả kênh phân phối; bao bì như một công cụ marketing; quan tâm đến môi trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa".

Việc đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu là một sự thật không thể trốn tránh đối với tất cả các doanh nghiệp bao bì. Ngày nay chúng ta muốn giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp nhằm phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Xem xét bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì. Trung bình một siêu thị có khoảng 30.000 sản phẩm được bày bán thì 2/3 quyết định mua hàng được thực hiện ngay ở quầy. Mỗi khách thông thường có ý định mua 10 sản phẩm khi vào siêu thị, nhưng sau đó thường mua đến 19 sản phẩm, trung bình mỗi người mất 9 giây để quyết định mua hàng.

Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì.

Các khách hàng trông đợi và nhà sản xuất sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp bao bì không chỉ tại chỗ mà cả trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây là công nghiệp bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta.

Tạo ấn tượng cho việc thiết kế thương hiệu


Thương hiệu là hình ảnh của chúng ta với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ đồng hành cùng nhãn mácbao bì đến mọi người trên thị trường. Để thương hiệu thành công và nổi tiếng trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải triển khai rất nhiều kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai. Việc đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế thương hiệu sẽ mang lại sự tự tin, tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp về sản phẩm/dịch vụ của họ trong tâm trí khách hàng.

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi logo - biểu tượng của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng.

Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp. Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng. Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

Về màu sắc: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ. Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dung lại.

Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc. Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà  bạn  cho  là  nó  thích  hợp  nhất  với  hình  ảnh  của  công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu:

Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

Phông chữ: Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự sáng với một phông chữ thích hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại phông chữ, và trong đó có ít nhất một phông chữ có chân và một phông chữ không có chân. (Phông chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

Hai kiểu phông chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện một nội dung tương đối dài, trong khi kiểu chữ không chân nên được sử dụng trong các tiêu đề, chữ số trong các biểu đồ, đoạn text ngắn hoặc những đoạn text không có màu sắc. Bạn nên tránh sử dụng nhiều hơn hai phông chữ trong cùng một tài liệu giống nhau.

Thông điệp: Những thông điệp hay khẩu hiệu về thương hiệu được bảo hộ bản quyền sẽ giúp bạn truyền tài hình ảnh công ty bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng cùng một thông điệp và ngữ điệu trên tất cả các phương thức tiếp thị và quảng cáo khác nhau. Ví dụ, nếu muốn thương hiệu của bạn thân thuộc và gần gũi, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Nếu đó là thương hiệu đắt giá và độc quyền? Hãy sử dụng ngôn ngữ nghi lễ, chính thống.

Nếu muốn nhấn mạnh hơn một từ nào đó mà bạn cho là quan trọng trong thông điệp, bạn có thể làm nổi bật từ đó lên, hoặc để dễ nhớ và đi vào lòng khách hàng. Thông điệp của bạn nên ngắn gọn, xúc tích.

Cách sử dụng logo: Logo là hình ảnh sinh động, cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành thương hiệu. Bạn nên để thương hiệu xuất hiện trên tất cả các sản phẩm và trong quá trình làm việc của bạn ở bất cứ nơi nào, khi nào có thể. Và logo nên được xuất hiện dưới cùng một kích cỡ và vị trí trên một trang giấy. Việc mở rộng hay thu nhỏ kích cỡ logo có thể chấp nhận được, nhưng điều tối kỵ đối với logo là thiết kế lại và thay đổi nó. Việc hình ảnh logo được thể hiện kiên định, trước sau như một là rất quan trọng và cần thiết.

Bạn nên nhớ rằng, việc được thừa nhận và công nhận là chìa khóa để kinh doanh tăng trưởng. Hãy tạo ra sự thân thuộc, gần gũi trên mọi phương tiện quảng cáo và tiếp thị đối với khách hàng và người tiêu dùng. Làm được điều này, bạn sẽ thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Bao bì, in ấn và bài học từ Tropicana

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói về một cuốn sách nhờ vào bìa sách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không còn nhận ra một thương hiệu quen thuộc thông qua in ấn bao bì của nó.
Nó là câu chuyện về những sai lầm đã được điều chỉnh, những sai lầm chắc chắn giữ được một vị trí nhất định của nó trong lịch sử thiết kế bao bì.

PepsiCo đã thuê Armell Group thiết kế lại hộp đựng Tropicana Pure Premium của nó như một phần của chiến dịch quảng cáo mới. Những chiếc hộp mới bắt đầu được sử dụng vào tháng 1, không có hình ảnh chiếc ống hút cắm vào trái cam quen thuộc, thay vào đó là những hình ảnh hiện đại hơn. Người tiêu dùng chán ghét nó và có xu hướng muốn bao bì trước đó. Hai tháng sau, PepsiCo quay về với bao bì ban đầu của nó và 35 triệu USD bị sử dụng lãng phí.

Không có gì là bất thường, khi một sản phẩm lâu năm muốn làm mới bao bì, nhãn hiệu, hay logo. Camel đã thiết kế lại bao bì của nó sau 90 năm không đổi vào năm 2008. Bacardi, một nhãn hiệu riệu mạnh, duy trì tinh thần của nó từ những năm 1960 đến đã thực hiện việc nâng cấp vỏ chai của nó trong thời gian gần đây để “phản ánh sự phức tạp của môi trường”. Tiếp theo đó là Pepsi, công ty vừa mới giới thiệu một Logo mới (Arnell Group đã chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế này).

Nhưng nếu thương hiệu vẫn giữ vững được thị phần, thì tại sao phải bận rộn với bao bì của nó? Tropican đã giành được vị trí thứ hai sau Minute Maid (một nhãn hiệu thuộc sở hữu của Coca – Cola) trong lãnh vực OJ. “Đôi khi việc thiết kế lại bao bì không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho doanh nghiệp – nó xảy khi trong doanh nghiệp xuất hiện những nhân sự mới phụ trách về thương hiệu, những người này muốn nhanh chóng tạo ra dấu ấn riêng của mình” – Dyfed Fred Richards, giám đốc sáng tạo khu vực Bắc Mỹ của Interbrand, một công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu và cũng là người tạo ra brandchannel. “Đôi khi thật khó khăn cho các giám đốc thương hiệu trong việc chứng minh sự phát triển của thương hiệu họ đang quản lý và phát triển. Nhưng một bao bì sản phẩm mới với nhiều thay đổi có chứng minh được sự phát triển của thương hiệu?”
in an bao bi, bao bi chat luong

Các đại lý được ủy quyền thiết kế lại có thể cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong những thiết kế thất bại – hãy nghĩ về điêu này, nếu sức mạnh niềm tin của Don Draper, giám đốc sáng tạo của Mad Men bị thổi phồng quá mức bởi nỗ ám ảnh mất thị trường trong môi trường kinh tế suy thoái. “Các công ty thiết kế nên đưa ra những câu hỏi xa và thông thông minh hơn khi bắt đầu những thay đổi để chắc chắn hiểu được nguyên nhân của những thay đổi này,” Richards nói. “Thật đáng buồn, một vài công ty thiết kế chỉ quan tâm đến quy trình thiết kế in ấn, họ thiết kế vì mục đích lợi nhuận, và tất cả những nguyên nhân bị ném qua cửa sổ.”
Có thể điều này đã xảy ra mới Arnell Group trong chiến lược tái thiết kế logo cho Pesi? Trong một báo cáo dài 27 trang với tiêu đề đơn giản “Breathtaking”,

Điều gì có thể xảy ra với Arnell Group tái thiết kế chiến dịch cho logo Pepsi cái mà bị tiết lộ trên Internet vào năm ngoái? Trong báo cáo 27 trang có tựa “Breathtaking,” tác giả đã chỉ ra những thay đổi, đó là hình vuông màu vàng (về mặt mỹ thuật, đó là hình thức ưa thích được tìm thấy trong những kiệt tác hội họa và kiến trúc như là Mona Lisa, Parthenon); Địa động lực từ trường; cách hòa âm bằng số của người Hindu. Đây là tất cả những gì được chuẩn bị cho cuộc cách mạng thiết kế của Pepsi.

Những thứ này có thể là quá uyên thâm đối với một hình ảnh trực quan. Pepsi cũng vướng vào những rủi ro do quá đơn giản quy trình, nó lấy logo cũ xoay chiều và làm méo cơn sóng trắng ở giữa. Trong khi có rất nhiều nghiên cứu về hình học, sự dao động chu vi, học thuyết màu sắc trong xây dựng thương hiệu, thì điều đáng chú ý ở đây là thiếu những thảo luận về bản thân sản phẩm hoặc người tiêu dùng.

Thay đổi quá mức
Tuy nhiên, với nghiên cứu phù hợp, chắc chắn và phản hồi của khách hàng, một thương hiệu có thể và nên đưa ra những quyết định có hiểu biết cho việc thiết kế lại bao bì hoặc logo của nó. “Mỗi thương hiệu nên nhìn vào bản thân nó trong một tấm gương 24/7 và so sánh bản thân nó với tất cả các đối thủ cạnh tranh,” Richards nói. “Nếu một thương hiệu đang ở vị trí dẫn đầu, thì nó nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy những tài sản chính của nó nhằm củng cố những yếu tố tạo nên sự dẫn đầu của nó”

Tất cả các bộ phận liên quan cần cẩn trong hoạt động làm mới thương hiệu. “Hiểu lịch sử thương hiệu,” Richards giải thích. “Nói và lắng nghe khách hàng trung thành. Điều này không phải là dán một nhãn hiệu đẹp lên một chiếc hộp và hy vọng bạn dành được một danh hiệu nào đó cho thiết kế của mình. Toàn bộ tài sản thương hiệu nên được xem xét cẩn thận tới tìm ra những giá trị, tài sản không thể thay đổi đối với khách hàng.
Thậm chí sau khi đã nghiên cứu cả trong và ngoài thương hiệu, vẫn còn nhiều nan giải, đó là tìm ra hướng đi cho việc đồng nhất hóa một bao bì của thương hiệu có tính hình tường, một nhãn hiệu hoặc logo trong khi vẫn phải duy trì những yếu tố nhận dạng tốt nhất của nó và tài sản thương hiệu đã được xây dựng sau nhiều năm. “Có một mối liên hệ giữa tính liên quan và tính thức thời,” Richards giải thích. “Việc làm mới đỏi hỏi những thủ thuật chỉ có thể học hỏi được sau nhiều năm kinh nghiệm. Tôi luôn nói với những nhà thiết kế bao giấy của mình rằng làm việc với những thương hiệu kém quyến rũ là công việc xây dựng các đặc tính, điều này dành cho những thương hiệu của các cửa hàng nhỏ bán quần áo và những mặt hàng mới ra, những thương hiệu đến, đi và trở thành nạn nhân của những xu hướng nhất thời”

Những nhà thiết kế nên biết về những thiết kế mới xung quanh họ, họ nên cẩn thận với những gì họ đang làm hàng ngày cho các thương hiệu mà họ đảm nhận nhiệm vụ phát triển, Richards nói. “Tôi yêu cầu tất cả các nhà thiết kế của mình luôn giữ bên họ tập thiết kế cá nhân, những thiết kế này sẽ được xem xét đánh giá trong những cuộc họp một – một’” anh ấy nói. “Tôi muốn biết động lực của họ là gì, điều gì truyền cảm hứng cho họ. Nó có thể là một tấm vé xem một buổi hòa nhạc hoặc những chi tiết về phong cách từ một mẫu thiết kế quảng cáo – không thành vấn đề, miễn sao họ hiếu kỳ về thế giới xung quang mình và tải thông tin từ những cuốn sách hơn là mang những thông tin này như những phiền nhiễu trong đầu. Rồi những phiền nhiễu đó có thể sẽ trở thành một phần không trong sạch trong tương lai của thương hiệu, kết quả tờ rơi là nó không tạo ra tiếng vang với người tiêu dùng.”

Xung đột cốt lõi
Câu đố hóc búa về chiếc hộp cảu Tropicana là một câu chuyện hấp dẫn dựa trên những điều diễn ra sau đó.
Đầu tiên, nỗi ám ảnh mang tên truyền thông, sự sống trên đau khổ của kẻ khác – hộp nước trái cây này là một trong những đề tài blog được quan tâm nhiều nhất trong tuần 23-27 tháng 2, chỉ đứng sau kế hoạch xây dựng chính phủ mới của Obama.

Sau đó, thậm chí card visit còn nhiều màu sắc hơn, đó là những thứ đến từ lòng trung thành thương hiệu và sự chấp thuận cuối cùng của PepsiCo đối với những người yêu vitamin C. Phản hồi về thiết kế của PepsiCo tới tấp bay về thông qua những lá thư, email, những cuộc gọi được sắp xếp theo thứ tự từ những ý kiến cho rằng đó là một mẫu thiết kế xấu cho đến những ý kiến bộc lộ sự bối rối – một vài khách hàng đi ngang qua kệ để sản phẩm Tropicana và nhầm tưởng đó là một nhãn hiệu nào đó. Richards nhận xet: “Một điều hiển nhiên từ góc độ kinh nghiệm của tôi, đó là những giá trị cốt lõi của thương hiệu đã bị vứt đi, thay vào đó là cái gì đó mang tính chung chung và khách hàng đã phản ứng lại”.

Tuy nhiên, cho dù đó là một sai lầm ngớ ngẩn về marketing, thì Tropicana cũng đã chứng mình cho mọi người thấy một điều, những người đứng đằng sau thương hiệu có đủ sự quan tâm đến thương hiệu tới giúp nó sửa chữa những sai lầm. “Tôi nghĩa đó là một sự may mắn cho Pepsi, khách hàng đã không phản ứng bằng cách quay lưng với thương hiệu,” Richards nói. “Chúng ta hẳn còn nhớ điều gì đã xảy ra với New Coke.”

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, lòng trung thành thương hiệu cho thấy thương hiệu đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của khách hàng. “Sự ra tăng những nhãn hiệu cá nhân là rõ ràng (64% vào năm ngoái), và nước cam ép là một chủng loại hàng hóa” Richards nói. “Nhưng khách hàng cần những “thương hiệu tiện nghi’ – cuối cùng thì thông điệp của những thương hiệu tiện nghi này sẽ được thông qua, và khách hàng sẽ là người luôn ủng hộ thương hiệu với sức mạnh không ngờ. Cho nên, khi thông điệp thương hiệu thay đổi quá nhiều như với Tropicana, người tiêu dùng sẽ cảm thấy như bị phản bội”

Cuộc cách mạng trong lòng công chúng đang bắt đầu tạo ra tiếng vang với các thương hiệu, họ đang chống lại việc tạo ra những điều tồi tệ. Ví dụ, gần đây người sử dụng Facebook không đồng ý với những điều khoản sử dụng dịch vụ của trang web này. Và kết quả là mạng xã hội này trở về với những điều khoản cũ. Khi CBS hủy bỏ chương trình giờ cao điểm Jericho, người hâm mộ giận dữ gửi 20 tấn đậu phộng đến văn phòng CBS, cuối cùng chương trình được khôi phục.

Có những thương hiệu đã giúp ý kiến của người tiêu dùng tiến thêm một bước xa hơn, cho cộng đồng tham gia vào việc thiết kế bao bì thực sự. Điển hình như Nestlé, nó đang sử dụng các mạng truyền thông để khơi gợi trong người tiêu dùng những ý tưởng đóng góp cho bao bì đóng gói mới của Goobers, Sno – Caps và Oh Henry. Eight O’Clock dẫn dắt người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thiết kế bao bì mới bằng hoạt động bỏ phiếu tại www.coffeeMaker.com.

Tất nhiên, người tiêu dùng được trao quyền đưa ra ý kiến, kế đến họ được cung cấp một laptop để tải phần mềm thiết kế đồ họa và hướng dẫn họ thiết kế bao bì đóng gói. “Tôi rất tin tưởng vào việc thúc đẩy khả năng của người tiêu dùng ở mọi cấp độ trong quy trình thiết kế” Richards nói. “Hãy lắng nghe họ, cho họ thấy họ biết những gì, lắng nghe một lần nữa rồi suy nghĩ về những gì bạn nghe được – hãy để những hình ảnh nói nên những điều đó và thể hiện lại chúng. 

Hãy đảm bảo rằng có một ý nghĩa nào đó sau mỗi hình ảnh và tất cả các từ. Hãy thực hiện một chuyến shopping cùng với khách hàng, bắt đầu từ thời điểm lên danh sách các cửa hàng tạp hóa cho đến thời điểm chọn hàng trên một kệ hàng; hãy tự mình làm những việc như thế. Nhưng đừng để khách hàng thiết kế: Thiết kê thương hiệu là một thủ thuật, không phải một cuộc thi sắc đẹp”

Bây giờ trở lại với bảng thiết kế (hay có thể không) cho Tropicana. Mẫu hộp cũ đang được mong đợi tái xuất hiện trở lại trong tháng này. Chỉ có một phần của thử nghiệm trị giá 35 triệu USD của Arnell là những bông hoa bằng nhựa hình quả cam xinh xắn, sẽ được giữ lại trên hộp Trop50 ít Calory. Chiến dịch quảng cáo hiện tại vẫn sẽ tiếp tục.

“Nên tôn trọng thương hiệu và vai trò của nó trong tim và tư tưởng của người tiêu dùng” Richards nói. “Sử dụng sản phẩm: Nó nếm, ngửi, nghe, cảm nhận nó trong đôi tay của bạn – nó như thế nào? Bạn có hiểu nó? Bạn có thể đánh giá cao tại sao người tiêu dùng khác cảm thấy thú vị với nó? Hãy thực hiện hành trình của một người tiêu dùng.”

Một khi bạn đã làm những điều trên, bạn có thể bắt tay vào tái thiết kế bao bì nếu điều đó thật sự cần. “Có rất nhiều thương hiệu thành công trong việc làm mới hình ảnh bên ngoài của mình và sự cảm nhận dựa trên những yếu tố phù hợp với rất ít ảnh hưởng lên người tiêu dùng trung thành – đó chính là nghệ thuật xây dựng thương hiệu. Khi bạn đi ngược trở lại và nhìn bao bì đóng gói của các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu quyền lực đã đứng vững trước thử thách của thời suốt hàng thập kỷ với nhiều thay đổi về xu hướng tiêu dùng, chúng cung cấp sự hiểu biết độc nhất vể phương pháp phát triển và quản lý giá trị cốt lõi của thương hiệu và duy trì sự tương thích với người tiêu dùng của hôm nay và tương lai.

Xu hướng bao bì



Trong một thế giới mà hiểu biết về thiết kế và óc thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhiệm vụ của các chuyên gia là phải nắm được những xu hướng hiện nay để tìm ra phương án hấp dẫn khách hàng nhất. 10 xu hướng được tổng hợp dưới đây có thể là cơ sở để các nhà thiết kế phát triển các ý tưởng mới, thậm chí là tạo dựng những khởi đầu trào lưu mới về bao bì, nhãn mác ...

1. Giãi bày, kể chuyện

Những thông tin về nguồn gốc của sản phẩm sẽ làm tăng sự tin cậy của khách hàng - chưa kể thực tế nội dung câu chuyện có thể ăn sâu vào trí nhớ của khách hàng. Đây là công cụ rất mạnh xét về khả năng tạo lập quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm. Từ chỗ chỉ có một vài mẩu nhỏ được in phía sau bao bì, xu hướng kể chuyện giờ đã phát triển thành những câu chuyện được in trực tiếp mặt trước bao bì: câu chuyện giờ đã trở thành một phần của thiết kế, tạo ra sự hấp dẫn và giải trí, mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng và khiến họ quan tâm tới bao bì. Một khi sự kết nối được tạo dựng, sức hút của sản phẩm sẽ tăng lên mạnh mẽ.

2. Vui nhộn

Bao bì cổ điển chỉ “chung thủy” với chức năng thông tin chi tiết và lợi ích của sản phẩm, nhất là những loại bao bì có nội dung rõ ràng, súc tích và đơn giản. Khi một thương hiệu có cá tính, nó sẽ trở nên hấp dẫn, quyến rũ và mang lại sự hài hước cho khách hàng. Tư duy xa hơn, hãy coi thương hiệu là nguồn tạo ra sự vui nhộn. Những dấu hiệu hài hước kỳ lạ (đôi khi là kỳ cục) sẽ tạo tính giải trí cho bao bì và khiến cho người tiêu dùng có căn cứ tin vào sản phẩm. Sự vui nhộn có thể làm nóng cả những bộ óc hoài nghi nhất. Sống ở trên đời, ai mà không mua sắm - vậy sao không tạo cho khách hàng những cảm giác vui nhộn bất ngờ?



in an bao bi, bao bi chat luong



3. In đậm

In đậm có nguồn gốc từ Pop Art, có pha trộn cảm xúc của những cuốn truyện tranh. Kiểu dáng in đậm của bao bì khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt với mọi sản phẩm khác trên giá hàng. Bao bì thường có màu sáng, đôi khi được tô điểm bằng những đường đen bao lấy hình vẽ. Có thể xem đây là một xu hướng tiến tới sự đơn giản, vì mơ ước của mọi chuyên gia thiết kế là được tạo ra những hình ảnh rõ ràng và ít rối rắm. Xu hướng in đậm đang phát triển và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với những loại sản phẩm cần vẻ ngoài mạnh mẽ. Xu hướng này cũng được sử dụng với những loại sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt, nhằm khẳng định sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường.

4. Hình ảnh thay lời muốn nói

Thông thường, người thiết kế hay chú trọng việc cung cấp mọi thông tin liên quan sản phẩm tới khách hàng thông qua bao bì mà quên mất rằng ngườ i tiêu dùng có thể bị nhiễu loạn bởi lượng thông tin dày đặc. “Hình ảnh thay lời muốn nói” là xu hướng tập trung cho sản phẩm thay vì thương hiệu, chú trọng việc tô đậm hình ảnh sản phẩm nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Để làm được điều này, người thiết kế thường sử dụng những bức ảnh mô tả đặc tính hay cảm xúc liên quan sản phẩm, hoặc tập trung vào những ích lợi mà khách hàng sẽ thu về khi tiêu dùng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng được phát triển từ ý tưởng đơn giản hóa và đang được nhiều thương hiệu mạnh sử dụng.

in an bao bi, bao bi chat luong

5. Thủ công

Càng muốn đơn giản hóa cuộc sống của chính mình, chúng ta càng muốn tìm kiếm vui thú và đam mê mỗi ngày. Các sản phẩm thủ công luôn được xem là đặc biệt và người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua chúng. Nhưng trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng cần có cảm giác tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Kiểu thiết kế thủ công, sử dụng những họa tiết “vẽ tay” sẽ tạo hiệu ứng thân thiện, khiến người tiêu dùng bằng các giác quan có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực tiếp. Nhìn những đồ họa (hình ảnh, chữ viết) được kết hợp khéo léo trên bao bì, khách hàng sẽ có cảm giác sản phẩm được làm riêng cho mình. Có thể xem thiết kế thủ công là một bước tiến từ mô hình sản xuất hàng loạt tới tiếp xúc nhân văn.

6. Phong cách sống

Có thể nói xu hướng này đã từng bị lạm dụng trong quảng cáo nhiều năm qua, nhưng với thiết kế bao bì, vai trò của nó khá hạn chế. Xu hướng “phong cách sống” chú trọng những lợi ích của sản phẩm và thương hiệu. Chuyên gia thiết kế tìm cách mô tả sản phẩm khi đang được sử dụng, thông qua những bức ảnh minh họa. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở châu Âu, trên bao bì thường có hình ảnh người tiêu dùng tỏ ra thích thú trải nghiệm sản phẩm. Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng này, thông qua hình ảnh người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm, hay vẻ mãn nguyện của họ sau khi dùng xong. Thông điệp hướng tới là khách hàng sẽ có cảm giác như đang tiến gần tới một phong cách sống nào đó.

7. Phỏng theo quá khứ

Xu hướng này đánh vào tình cảm của khách hàng, tạo cảm xúc về quá khứ, hay làm sống lại trong họ những kinh nghiệm tích cực trước đây về sản phẩm. Đây là lý do tại sao những sản phẩm như Izze lại sử dụng những biểu tượng của những năm 60 trên bao bì. Rõ ràng, việc khơi dậy tình cảm hoài cổ không phải là ý tưởng mới, nhưng quá khứ mà chúng ta mô phỏng phải thường xuyên được cải biến, thay đổi. Xu hướng này không phải là sự bắt chước hoàn hảo, nói cách khác là sự mô phỏng 100% thiết kế năm xưa; thay vào đó, những chuyên gia thiết kế tài năng sẽ chỉ giữ lại một số yếu tố đặc thù và bổ sung những nét mới, tạo ra những “xúc cảm đương thời” trong người tiêu dùng của ngày hôm nay.

in an bao bi, bao bi chat luong

8. Càng ít càng tốt

Nhiều năm qua, xu hướng “càng ít càng tốt” dường như đã trở thành chủ đề tranh luận trong cộng đồng thiết kế. Sự đơn giản thường được xem là mơ ước của các chuyên gia thiết kế và cả những người tiêu dùng - nó khiến nhiều thứ trở nên dễ dàng và có tính thuyết phục hơn. Cách tiếp cận này thường được dùng để gợi ra một sự tao nhã thầm lặng hay để tập trung truyền tải ý tưởng chỉ đạo. Trong năm 2008, ngoài xu hướng này, chúng ta có thể thấy những biến tấu khác của sự đơn giản hóa như “hình ảnh thay lời muốn nói” hay “vui nhộn, bất ngờ” đã trình bày trên đây.

 9. Tự do biểu đạt

Xu hướng này nhấn mạnh sự biểu đạt nghệ thuật một cách tự do trong thiết kế bao bì, dùng sáng tạo thẩm mỹ để gây bất ngờ và tạo sự ưa thích cho các nhóm khách hàng trẻ tuổi. Có thể quan sát nhưng thật khó mô tả xu hướng này bởi tính chất đa dạng của những giải pháp, tuy nhiên điểm chung nhất chính là cách tiếp cận hoàn toàn mới, thậm chí ngược hẳn với kiểu bao bì sản phẩm truyền thống, lấy sáng tạo làm động lực và “phó thác” cho ý tưởng nghệ thuật lan tỏa, tuy nhiên phải tôn trọng nguyên tắc không tác động tiêu cực tới các lợi ích của sản phẩm và thương hiệu.

10. Xanh lá

Xu hướng này lan truyền khá nhanh và đang thu hút sự quan tâm với hầu hết các thương hiệu, vì nó ảnh hưởng tới mọi mặt của bao bì - từ thu thập nguyên liệu đầu vào cho tới tái chế để tái sử dụng. Gắn kết với xu hướng xanh là sự nổi lên của phong trào “tư duy toàn cầu, mua hàng địa phương”; cả hai đều hướng tới việc giảm thiểu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và đóng gói, đưa các sản phẩm địa phương ra thị trường. Trong cuốn sách “Sinh thái học Thương mại”, tác giả Paul Hawken cho rằng nếu doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động tái chế và xử lý chất thải doanh nghiệp sẽ rất dễ ghi điểm trong thị trường. 10 năm sau, ý tưởng của Hawken đã được thừa nhận rộng rãi. Xu hướng xanh đang từng bước in dấu trên trái đất và với nhiều người tiêu dùng, nó đã trở thành một lối sống.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Nhãn mác, bao bì có tầm quan trọng gì?



Việc công bố đầy đủ, rõ ràng các thông tin cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm trên bao bì, nhãn mác là điều quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
 
 Các con số to nhỏ thể hiện trên bao bì luôn nói lên giá trị của sản phẩm và người tiêu dùng không nên bỏ qua chi tiết này khi chọn mua hàng. Mua hàng theo thói quen thương hiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì mà không lưu tâm đến các thông tin trên nhãn mác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mua phải hàng giả, nhái hay hàng kém chất lượng.

Do vậy, nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn. Và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8 ở Hà Nội, ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Thực trạng hiện nay là không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khi trình bày nhãn mác sản phẩm đã thiếu minh bạch hoặc không trung thực trong thông tin giới thiệu sản phẩm...
  
in an bao biĐiều này dẫn đến việc người tiêu dùng ngộ nhận về tính năng của hàng hóa, sản phẩm và thất vọng khi không được như mình trông đợi. Đây là hiện tượng không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khiến họ thiệt hại vì mua phải hàng hóa không đúng với giá trị”.

Trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự kiến được trình Quốc hội thông qua trong năm nay có điều khoản quy định nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch. Hiện nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hàng hóa được thể hiện cụ thể trên nhãn mác.

Đây là căn cứ giúp tiêu dùng nhận biết, lựa chọn và sử dụng; giúp nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, nội dung của chỉ dẫn trên nhãn mác. Bởi vậy, theo ông Bạch Văn Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến người tiêu dùng, tuyên truyền và hướng dẫn cho họ về thói quen đọc hiểu bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp họ chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mình mua.

Ví dụ thông tin về độ tuổi của sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với một số ngành hàng đồ gỗ, các loại thực phẩm cần ủ men, rượu, xì gà... vì nó thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm. Với những loại sản phẩm này, độ tuổi càng cao, giá trị sản phẩm càng lớn.

Cũng trong hội thảo "Những con số biết nói", ông Peter Prentice - người đạt danh hiệu “Keeper & Master of The Quaich” (danh hiệu dành cho người có cống hiến lớn cho ngành sản xuất whisky, ngành công nghiệp nổi bật của Scotland), đã nêu một vài dẫn chứng thú vị trong lĩnh vực của mình. Đối với các sản phẩm whisky thì thông tin bao bì gần như là nguồn duy nhất để người tiêu dùng tự thẩm định giá trị của hàng hóa trước khi mua hàng. Đây là một trong các dòng sản phẩm thuộc loại "hàng càng lâu năm càng quý".

Con số về độ tuổi sản phẩm luôn được ghi trên bao bì theo như điều lệ của Hiệp hội đại diện cho loại thức uống nổi tiếng của Scotland này. Đó là con số năm tối thiểu bắt buộc của các loại thức uống ủ trong thùng gỗ sồi được đem pha với nhau. Thông thường là các con số như 12 - 18 - 25 năm... vừa để công bố về độ tuổi, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm. Riêng đối với những loại không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu chỉ có tối đa là 3 năm tuổi.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Bao bì, bao bì in ấn luôn trong xu hướng phát triển



Các yếu tố làm tăng nhu cầu về bao bì bao gồm sự tăng trưởng về sản lượng lương thực toàn cầu, do kết quả của lối sống nhanh người tiêu dùng có xu hướng hướng tới việc chọn thực phẩm làm sẵn.
           
Nhu cầu các loại bao bì thực phẩm trên thế giới từ nay đến 2013 được dự báo sẽ tăng 3,8% mỗi năm, đạt mức 124 tỉ USD vào năm 2013. 

in an bao bi



Thiết kế bao bì sản phẩm

Các yếu tố làm tăng nhu cầu về bao bì bao gồm sự tăng trưởng về sản lượng lương thực toàn cầu, do kết quả của lối sống nhanh người tiêu dùng có xu hướng hướng tới việc chọn thực phẩm làm sẵn. Ngoài ra, việc tăng giảm hay thay đổi cơ cấu dân số sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu bao bì thực phẩm; như tỷ lệ tăng dân số đô thị và số lượng phụ nữ gia tăng trong lực lượng lao động, cùng với sự tăng nhanh số lượng các hộ gia đình đơn thân, sẽ làm tăng việc tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, do thời gian chuẩn bị bữa ăn bị hạn chế và các lợi ích cùng sự thuận tiện khi dùng thực phẩm đóng gói sẵn.

Bao bì làm từ vật liệu phân hủy sinh học sẽ tiến bộ nhanh chóng và mạnh mẽ, mặc dù xuất phát từ một mức thấp, nhờ áp lực lớn đối với các nhà sản xuất bao bì nhằm giảm ảnh hưởng sản phẩm của họ đến môi trường. Bên cạnh đó thì in ấn bao bì cũng phát triễn mạnh do việc cạnh tranh từ những nhãn hàng khác nhau. Xu hướng dùng bao bì in ấn nhãn hiệu, logo, tên doanh nghiệp đang là hướng chung của mọi doanh nghiệp và tiểu thương nhỏ muốn gia tăng thương hiệu của mình.
 in an bao bi
Bao bì túi xách, bao nhỏ vẫn chiếm phân khúc sản phẩm lớn nhất

Nhìn chung, các loại bao bì túi xách và túi nhỏ sẽ vẫn là loại sản phẩm có khối lượng lớn nhất do mức độ thông dụng, hỗ trợ cho sản phẩm này là sự phát triển liên tục của loại nhựa có đặc tính cản khí cao và các tính năng làm tăng giá trị như túi có thể nấu bằng lò vi ba và túi đứng đóng mở được nhiều lần.

Nhu cầu đối với các loại túi xách và túi nhỏ sẽ được hưởng lợi từ hình ảnh sản phẩm thân thiện môi trường, chúng thường được kết hợp với những nỗ lực kéo giảm số lượng bao bì. Ngoài ra, lợi thế chi phí của các bao bì túi xách và các túi nhỏ so với các loại bao bì cứng, đặc biệt là xét về trọng lượng nhẹ hơn của nó (tiết kiệm chi phí vận chuyển), kích thước của chúng nhỏ hơn (giảm được không gian lưu trữ) và nhu cầu năng lượng trong quá trình sản xuất thấp hơn sẽ giúp các nhà sản xuất tăng lợi nhuận.

Bao bì nhựa phát triển nhanh nhất

Các chuyên gia có thể dự đoán trước bao bì nhựa sẽ thu được lợi nhuận nhanh nhất, dựa trên các cải tiến về hiệu suất trong ngành bao bì nhựa, cũng như lợi thế về chi phí so với bao bì kim loại và thủy tinh. Tuy nhiên, bao bì kim loại vẫn giữ một phần quan trọng trong phân khúc bao bì thực phẩm do các lợi thế kinh tế của các mặt hàng thực phẩm đóng hộp trong việc kiểm soát các khoản chi tiêu đối với thực phẩm. Trong khi vật liệu thủy tinh truyền thống đã có một lợi thế trong loại bao bì nhỏ với miệng rộng thường được sử dụng đựng thực phẩm dành cho trẻ em, tuy nhiên bao bì nhựa đang xâm nhập vào lĩnh vực này nhờ các cải tiến và nâng cao đặc tính cản khí, khả năng và cấu trúc trong quy trình đóng thực phẩm nóng vào bao bì. Hơn nữa, trọng lượng nặng hơn của bao bì thủy tinh so với bao bì nhựa sẽ tiếp tục hạn chế việc ứng dụng bao bì này, đặc biệt là đối với các thị trường xuất khẩu do làm tăng chi phí vận chuyển

Các quốc gia có thị trường lớn nổi bật đem lại thu nhập tốt nhất cho ngành bao bì thực phẩm. 

Trong khi Hoa Kỳ cho đến nay vẫn là quốc gia có người tiêu dùng sử dụng thực phẩm đóng hộp lớn nhất thế giới, các lợi ích nhanh nhất sẽ xuất hiện ở các vùng đang phát triển trên thế giới. Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Đông Âu, Châu Phi và khu vực Trung Đông mức độ phát triển sẽ vượt qua mức trung bình toàn cầu. Việc gia tăng dân số và đô thị hóa cao hơn (ngoại trừ Đông Âu), các xu hướng công nghiệp hóa, việc mở rộng thương mại quốc tế sẽ hỗ trợ giúp cải tiến lĩnh vực bao bì của những khu vực kém phát triển nói chung. Mức thu nhập của người tiêu dùng tăng lên và tầng lớp trung lưu mở rộng cũng sẽ tạo ra nhu cầu nội bộ mạnh đối với hàng tiêu dùng đóng gói như thực phẩm chế biến và thúc đẩy việc tiêu thụ bao bì thực phẩm. Thu nhập tốt nhất cho ngành bao bì thực phẩm được dự kiến đem lại từ một số quốc gia có thị trường lớn nổi bật như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, riêng Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm hơn 1/5 giá trị trên toàn cầu đối với nhu cầu bao bì thực phẩm từ năm 2008 đến 2013.

Đây là báo cáo nghiên cứu mới về “Bao bì thực phẩm trên thế giới” (World Food Containers / Food Packaging) của Freedonia Group, một công ty Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu thị trường công nghiệp quốc tế hàng đầu, báo cáo được cung cấp dưới dạng file PDF với giá 5.800 USD, báo cáo dựa trên các số liệu về nhu cầu trong những năm trước đây (1998, 2003, 2008) cộng với dự báo các năm 2013 và 2018 theo các khu vực trên thế giới, theo sản phẩm, thị trường và đối với 22 quốc gia. Nghiên cứu này cũng xem xét các yếu tố môi trường thị trường, cấu trúc chi tiết ngành công nghiệp, ước lượng các biến số cạnh tranh, đánh giá thị phần công ty và mô tả sơ lược 51 nhà sản xuất/lĩnh vực liên quan trong ngành công nghiệp. Có thể mua riêng theo từng chủ đề như World Food Containers - Demand by Region , Freedonia Focus on Food Containers: Rigid and Flexible … với giá từ 30 – 750 USD