Hơn 10 năm nay, cùng
với việc gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia, văn hóa ẩm thực đã có
những thay đổi lớn. Góp phần tạo nên những thay đổi đó là… bao bì sản phẩm.
Cùng với chất lượng,
sự sáng tạo trong thiết kế và in ấn
bao bì của VietMac, đã giúp đem lại thành công ban đầu cho sản phẩm này
Tuy chưa được nâng tầm
thành trà đạo như người Nhật, nhưng từ xa xưa, bát nước chè xanh là thứ uống
dân dã hằng ngày không thể thiếu của người dân Bắc bộ. Còn trà móc, bên cạnh
túi rượu, bầu thơ, đã trở thành một thức uống thanh tao để mời khách chơi nhà,
để đãi bạn hiền tâm giao.
Từ “ly trà thời đại”
‘Bình minh nhất trản
trà, lương y bất đáo gia’- mỗi sáng một chén trà, thầy thuốc sẽ không đến nhà -
trà không chỉ là thức uống thông thường, mà còn được coi như một loại đồ uống
có lợi cho sức khỏe.
Vẫn chỉ là trà thôi,
nhưng hơn 10 năm nay, cùng với việc gia nhập thị trường của các công ty đa quốc
gia, văn hóa uống trà đã có những thay đổi lớn. Những cư dân thành thị, đặc biệt
giới trẻ và giới công chức văn phòng đã “chuyển gu” sang trà túi lọc. Khái niệm
“ly trà thời đại” ra đời, như một phần của nhịp sống mới, phong cách sống mới.
Không ai khác,
Lipton - nhãn hiệu trà vàng nổi tiếng của tập đoàn Unilever - đã là người khai
phá, và đang gặt hái quả ngọt thành công với thị phần đứng đầu trong miếng bánh
312 tỷ VND/năm (theo Euromonitor, tháng 5/2010). Lipton trở thành “khủng long”
trong ngành, thành công áp đảo trong mọi thị trường, mọi kênh bán hàng, từ cửa
hàng bán lẻ, tới các quán café, từ khu vực văn phòng, tới từng hộ gia đình...
Muộn hơn vài năm,
Dilmah cũng gia nhập thị trường, với chiến lược tập trung vào phát triển sản phẩm
trà có hương vị trái cây đa dạng, nhằm tạo sự khác biệt với Lipton, kích thích
sự tìm tòi, ưa thích cái mới của giới trẻ.
Xuất hiện lần đầu
vào năm 2005, Cozy là kẻ chậm chân nhất trong 3 thương hiệu hàng đầu của ngành
trà. Gắn liền với hình ảnh Diva Trần Thu Hà, Cozy đã nỗ lực quảng bá nhãn hiệu
hồng trà trong thời gian đầu tiên, nhằm tạo ra nét riêng có so với những người
đi trước.
Tuy nhiên, có thể do
sự định vị chưa thực sự đủ khác biệt, hoặc nhu cầu về loại hồng trà chưa đủ lớn,
hoặc do hụt hơi trong chiến lược quảng bá thương hiệu, Cozy chưa thực sự tạo dấu
ấn cần thiết trong giới tiêu dùng. Dưới sức ép về tăng doanh thu, từ sản phẩm hồng
trà ban đầu, Cozy đã đa dạng hóa sản phẩm từ trà đen, đến trà xanh, từ trà
vàng, đến trà hương trái cây. Sở hữu một chuỗi sản phẩm đa dạng, nhưng Cozy
chưa bao giờ đứng đầu trong một phân khúc thị trường nào. Một điều thật đáng tiếc
cho dòng sản phẩm có chất lượng rất cao của “đại gia” ngành trà (Cozy hiện là
công ty trà lớn nhất toàn quốc, xét về tổng doanh thu, bao gồm cả tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu trà nguyên liệu).
Cuối năm 2009, với sự
hỗ trợ của Mancom - công ty tư vấn chiến lược marketing, Cozy đã xác lập lại
chiến lược phát triển thị trường, đồng thời thuê một công ty thiết kế của Đức để
thiết kế lại toàn bộ bao bì, mẫu mã sản phẩm. Chiến lược mới đã phát huy tác dụng.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhãn hiệu Cozy đã bao phủ rộng khắp thị trường, đặc
biệt tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Những hộp trà Cozy mới, với dấu ấn trẻ
trung, hiện đại đã chiếm lĩnh đáng kể, thậm chí vượt trội so với ông lớn
Lipton, trong nhiều quán café tại Hà Nội. Đến cuối năm 2010, doanh số của Cozy
tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đến “cơm hộp” kiểm mới
Nhân viên văn phòng
tại các thành phố lớn, như Hà Nội hoặc TP. HCM, ai cũng đã từng dùng cơm hộp.
Chỉ cần một cuộc điện thoại, bạn cũng có thể được phục vụ tại chỗ với 1 suất ăn
có đủ cơm, rau, và cả đồ tráng miệng. Tất cả được đóng sẵn trong hộp nhựa, hoặc
hộp xốp sử dụng 1 lần. Để đánh đổi cho sự thuận tiện, người dùng phải chấp nhận
cảm giác thiếu vệ sinh và mùi khó chịu cố hữu của chiếc hộp nhựa. Nỗi lo càng lớn
khi thông tin đại chúng đưa tin về khả năng gây ung thư của hộp xốp đang trôi nổi
trên thị trường. Bên cạnh đó, đồ ăn nguội ngắt do phải chuẩn bị từ rất sớm cũng
là điểm yếu cố hữu của cơm hộp.
VietMac - một sản phẩm
cơm trưa văn phòng mới được ra đời cuối năm 2010 nhưng đã đáp ứng đúng nhu cầu
bức thiết của giới văn phòng vốn ngày một quan tâm hơn tới sức khỏe. Hình thức
bao bì hoàn toàn mới, thoạt nhìn, mang hơi hướng của thức ăn nhanh hơn là cơm hộp:
hai bánh cơm ép kẹp thức ăn mặn được gói trong chiếc hộp giấy, cùng canh và rau
được đựng trong 2 chiếc ly giấy. Tất cả bao bì đều là giấy và được sử dụng 1 lần.
Hơn nữa, “bánh cơm” này có thể dễ dàng được làm nóng bởi lò vi sóng. Một bữa ăn
thuần Việt, đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, giữ được hương vị truyền thống. Với sự sáng
tạo về bao bì và cách đóng gói sản phẩm, VietMac đã được giới văn phòng đón nhận
nồng nhiệt. Chỉ trong những tuần đầu tiên, gần 20 công ty đã lựa chọn VietMac
cho bữa ăn trưa của nhân viên; những cuộc hội thảo, cuộc họp thông trưa... Thậm
chí, rất nhiều quán café - cơm trưa văn phòng đã đặt VietMac để phục vụ bữa
trưa cho khách, thay vì tự mình chế biến.
Không có chiếc áo,
sao gọi thầy tu!
Thành công của một
Cozy kỳ cựu được nâng cấp bao bì
và một VietMac hoàn toàn mới với bao bì khác lạ có thể là những gợi ý đáng suy
nghĩ cho không ít doanh nhân chúng ta. Trong nhận thức của không ít người, sản
phẩm tốt “hữu xạ tự nhiên hương” và bao bì đơn thuần chỉ có chức năng đóng gói.
Không ít doanh nhân sẵn sàng chi tiền tỷ cho các chương trình quảng cáo, khuyến
mại, nhưng lại không muốn chi vài chục triệu để có một thiết kế bao bì xứng tầm.
Bao bì, ngoài tính năng để đóng gói và bảo vệ hàng hóa, còn là “mặt tiền” của một
sản phẩm, yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này càng quan
trọng hơn khi kênh bán lẻ hiện đại đóng vai trò ngày càng lớn trên thị trường,
bao bì chính là chiếc danh thiếp để sản phẩm tự giới thiệu bản thân trong một rừng
sản phẩm trên các quầy hàng.
Bên cạnh yếu tố đó
(như trong trường hợp của trà Cozy), bao bì còn có thể tạo được thêm giá trị
gia tăng cho hàng hóa, như trường hợp của VietMac. Được sử dụng 1 lần, nhằm đảm
bảo tuyệt đối vệ sinh cho người tiêu dùng, bao bì VietMac còn thuận tiện cho
người tiêu dùng có thể ăn bữa trưa nóng hổi trong bất kỳ thời gian nào, đơn giản
bằng cách cho vào lò vi sóng - vật dụng ngày càng phổ biến ở các văn phòng,
công sở.
Bao bì đẹp không thể giúp một sản
phẩm tồi trở nên thành công, nên quả thực, chiếc áo không làm lên thầy tu.
Nhưng dưới một góc độ khác, liệu khách hàng có đặt lòng tin vào sản phẩm khi
nhìn thấy một bao bì thô kệch và bất tiện? Hoàn toàn có thể khẳng định rằng,
không có chiếc áo, sao gọi thầy tu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét