Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhãn sinh thái là gì?

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”.

nhan, nhan mac, in nhan mac


Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.

Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường

Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh được.

Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.

Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều

Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.

Nhãn sinh thái có thể so sánh

Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%...nhưng có những nhãn sinh thái không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản phẩm có cùng chức năng.

Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại.
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.

Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên những định hướng thị trường.

Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Nhãn hiệu và những điều cần lưu ý


Một nhãn hiệu/nhãn mác mạnh luôn gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng – tạo nên sự khác biệt và ấn tượng mạnh.

 Thường thì nhãn hiệu/nhãn mác sẽ thay cho cả cụm từ định nghĩa về hàng hóa. Ví như, chỉ cần nói “cho một gói OMO” hay “cho một chai Tiger”… là sẽ có được cái mình cần, không cần giản thích thêm các từ “bột giặt” hay “bia” vào bên cạnh nhãn hiệu.

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan, mac

Để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, doanh nghiệp nên chú ý đến các yếu tố sau.

Phân tích kỹ các thông ty về thị trường mà DN dự định đưa nhãn hiệu vào kinh doanh, như thông ty về ngân hàng, về tình hình cạnh tranh, về xu hướng tiêu dung và về các kênh truyền thông, phân phối, chính sách của Nhà nước..

Phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tài chính, cách họ phân phối…

Tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn khách hàng và mục tiêu của họ căn cứ vào nhân khẩu học, xã hội học, tâm lý học và địa lý học nhằm đánh giá khả năng ghi nhận, khả năng phát âm và truyền khẩu, cũng như các yếu tố về ngôn ngữ Việt Nam (có dấu) khi đăng ký ở nước ngòai thì sẽ khó phát âm và khả năng ghi nhớ sẽ rất thấp…

Chiến lược định vị thương hiệu, nhằm chọn cho nhãn hiệu của mình một đặc tính riêng biệt, phù hợp với tính chất của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng. Ví như Tiger là loại bia cao cấp giúp nhóm khách hàng “vươn lên” thể hiện mình: hay Saigon Special là loại bia nội địa cao cấp nhất giúp cho những người thuộc nhóm thành đạt thể hiện tự hào về bản than.

Tìm hiểu văn hóa để tính đến khả năng phát triiển nhãn hiệu ở thị trường kinh doanh . Ví như các biểu tượng “con lợn”, “con bò” thì phát triển ở thị trường có dân Hồi giáo sinh sống.

Thiết kế nhãn hiệu

Việc tạo ra nhãn hiệu bằng chữ, hình hoặc hình chữ kết hợp là theo lựa chọn của DN. Nhưng cần nhớ rằng không phải tất cả những dấu hiệu tạo ra đều được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.

Các dạng của nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu là tên người (Sơn Bạch Truyết, May Hồng Ngọc, Honda, Ford, Boeing), tên địa danh (Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Kẹo dừa Bến Tre, Xi măng Bỉm Sơn), tên sự vật (Bánh Kinh Đô, Diêm Thống Nhất, Gạch Đồng Tâm, Khách sạn Horizon), tên tự đặt (Sứ Thanh Thanh, Sony, OMO, Microsoft), hay tên ghép (Vinataba, Vinamilk, Miliket, Lioa, Halida, Huda, Xunhasaba).

Mỗi DN có thể có nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, với các nhãn hiệu thành công (đã được sử dụng lâu dài do chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dung) thì nên giữ gìn và tập trung phát huy vai trò các nhãn hiệu đó mà không thay thế bằng nhãn hiệu khác. Có thể sử dụng thành phần riêng biệt trong tên thương mại làm nhãn hiệu. Trong trường hợp đó, nhãn hiệu nói trên cần được xây dựng để trở thành một “nhãn hiệu cơ bản”, dựa theo đó mà tạo thêm các “ nhãn hiệu cùng họ”, bao gồm nhãn hiệu cơ bản và nhãn hiệu khác thêm vào. Ví dụ, “Honda” là phần phân biệt trong tên thương mại của công ty Honda (Nhật Bản) đã được dung làm trong nhiều sản phẩm có thêm các nhãn hiệu cơ bản Suzuki, nhãn hiệu cùng họ Visa, Best.

Nhãn hiệu không chỉ dưới dạng chữ mà có thể dướidạng hình vẽ, hình ảnh. Dù sử dụng chữ hay hình ảnh làm nhãn hiệu đều luôn luôn phải chú ý yêu cầu dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người nọ sang người kia. Khả năng này càng cao thì càng dễ quảng bá nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu mới ra đời đều phải bảo đảm không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác với phần phân biệt trong tên thương mại, với kiểu dáng công nghiệp của người khác và cả với chỉ dẫn địa lý. Nhất thiết phải kiểm tra, đối chiếu với các đối tượng trên đã có trong thời điểm khai sinh ra nhãn hiệu mới.

Danh mục các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghệip nói trên được các cơ quan sở hữu công nghiệp (cơ quan sang chế và nhãn hiệu) của các quốc gia công bố. danh mục tên thương mại cũng được cơ quan làm thủ tục đăng ký DN công bố. Không nên (và không được) sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hoặc các dấu bị pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa loại trừ. Khi thiết kế nhãn hiệu cũng cần lưu ý đến việc thể hiện, khía cạnh mỹ thuật trình bày của nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu được trình bày càng đẹp, càng độc đáo thì càng gây ấn tượng và thiện cảm cho khách hàng, đồng thời làm nổi bật phạm vi (ranh giới) phân biệt  của nhãn hiệu so với nhãn hiệu khác.

Thương hiệu Nike



Logo Nike Swoosh diễn tả chiếc cánh của bức tượng thần vĩ đại ở Hy Lạp. Vị nữ thần chiến thắng, Nike, nguồn cảm hứng của rất nhiều những chiến binh vĩ đại và dũng cảm. Cùng với những truyền thuyết của mình, người Hy Lạp đã tự hào nói rằng “ Khi chúng tôi đến chiến trường và giành chiến thắng, chúng tôi nói đó là Nike.”
Từ một khởi đầu rất khiêm tốn đến một tương lai đầy hứa hẹn, Nike Inc. đã mở rộng tầm với của mình ra khắp thế giới. Từ những đôi giày thể thao đến những trang thiết bị và cả trang sức đến từng chi tiết, phụ tùng mang nhãn mác Nike, Nike đã tạo nên sự đột phá trong kinh doanh trang phục thể thao.

Ngoài sự hỗ trợ của những ngôi sao như Michael Jordan, Andre Agassi, Roger Federer, chị em nhà Wiliams và nhiều nhân vật khác nữa, Nike còn được ca tụng bởi phương châm làm việc của họ “ đem đến nguồn cảm hứng và tính sáng tạo cho tất cả vận động viên toàn thế giới”.

Đơn giản, cơ động , và chắc chắn. Đó là những từ ngữ được dùng để diễn tả Logo “Swoosh” của Nike, 1 trong những biểu tượng nổi tiếng khắp toàn cầu. Logo đầu tiên của Nike được thiết kế bởi Crolyn Davidson vào năm 1971 chỉ với 35$. Phil Knight, người thành lập nên Blue Ribbon Sports Inc, đã tuyển dụng Davidson làm người thiết kế logo cho những đôi giày của công ty. Dù cho thiết kế này không được sự để ý của Knight, nhưng Logo  Nike “Swoosh” lại được sử dụng đến tận hôm nay.


Ban đầu, biểu tượng này  được xem như một mảnh vải, nhưng sau đó được chuyển thành “Swoosh” để diễn tả cấu trúc của những đôi giày mang thương hiệu Nike. Mùa xuân năm 1972, đôi giày đầu tiên của Nike mang logo Swoosh được ra mắt. Sau đó, logo này của Nike đã được đăng ký bản quyền vào năm 1995 và trợ thành biểu tượng của công ty liên doanh Nike. Bên cạnh đó, Logo của Nike còn đóng góp một phần rất lớn vào sự thành công của thương hiệu này.

Thương hiệu Google


Peter Walshe, giám đốc phụ trách thương hiệu toàn cầu Millward Brown, phát biểu: “Google là một hiện tượng về nhãn hiệu vì vị trí lãnh đạo cũng như sự sáng tạo”.

Theo khảo sát của Millward Brown Optimor và tạp chí Financial Times công bố, Google có giá trị thương hiệu cao hơn Microsoft 25%, lập kỉ lục trở thành Thương hiệu đầu tiên trên thế giới đạt 100 tỉ USD.

Sự lớn mạnh thay đổi mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm khác,Bing- được coi là đối thủ lớn của Google, sự liên minh của Microsoft và Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm, rồi  Facebook, Twitter.. ngày càng lớn mạnh, thúc đẩy Google phải nghiên cứu những hướng đi khác Caffeine - Được cho là công cụ tìm kiếm mới mà Google đang phát triễn...Trong một thời đại công nghệ phát triễn hiện nay, những thương hiệu không sáng tạo và đáp ứng được với người dùng, sẽ bị thay thế bằng những cái khác hợp lý hơn thì Google vẫn là một thương hiệu ngộ nghĩnh và vĩ đại. Chúng ta cùng xem lại sự thành công của Google:

Năm 2002, công cụ tìm kiếm qua mạng Google được mệnh danh là “Thương hiệu của năm” bởi độc giả của trang web Brandchannel.com của InterBrand, đứng trên cả Coca-Cola và Starbucks.


Thành tích xuất sắc này đến từ nhiều lý do:

    * Google chỉ mới bắt đầu hoạt động từ năm 1998.
    * Chưa bao giờ quảng cáo trên truyền hình.
    * Chủ yếu dựa vào công luận truyền miệng…
    * Không có một hình ảnh thương hiệu nào ngoài cái tên Google.
    * Cưa bao giờ nhờ đến sự hỗ trợ của một công ty quảng cáo hay marketing.

Google là một thương hiệu toàn cầu không giống bất kỳ một thương hiệu nào khác. Quả thật là ngộ nghĩnh khi dùng từ “thương hiệu” để đề cập đến cái tên nổi tiếng này. Chúng ta vẫn luôn cho rằng quá trình xây dựng thương hiệu là một cái gì đó bao quanh một sản phẩm hay dịch vụ với những quảng cáo hào nhoáng. Nhưng với Google, việc xây dựng thương hiệu không phải là cái bao quanh dịch vụ mà đó thật sự chính là tự thân dịch vụ.

Thương hiệu Google và công cụ dò tìm Google là một và là cùng một thứ. Không có khoảng cách tai hại giữa nhận thức và thực tế ở đây, điều mà các thương hiệu như Nike và Starbucks đã từng bị cáo buộc là có, bởi vì nhận thức của mọi người về Google được đặt trên căn bản trải nghiệm khi người ta sử dụng công cụ này.

Và đó là một trải nghiệm không thể nào đơn giản hơn. Thậm chí những người mới tập tễnh với Internet cũng biết sẽ phải làm những gì khi đến với trang chủ của Google ngay lần đầu tiên. Họ nhìn thấy cái tên Google, hộp dò tìm cùng với một vài thứ khác nữa. Họ đánh vào hộp dò tìm những gì mà mình đang muốn tìm kiếm, và chỉ trong nháy mắt, kết quả lập tức hiện ra. Phần mềm cực kỳ tinh vi đã mang lại những kết quả tìm kiếm thích hợp nhất trên mạng. Hầu hết những người sử dụng đều có được thứ mà họ đang muốn tìm ngay từ trang kết quả đầu tiên, được trình bày khá đơn giản trên phông nền trắng.

Rõ ràng Google là một dịch vụ miễn phí đối với người sử dụng Internet, nhưng như vậy thì kinh phí đâu để họ duy trì hoạt động Thương hiệu này không kiếm tiền qua dịch vụ hỗ trợ dò tìm mà bằng cách khác - chủ yếu là từ quảng cáo. Những quảng cáo này được phân thành hai nhóm, những quảng cáo lớn hơn được thể hiện ngay trên đầu trang kết quả dò tìm (giúp hình thành chiến lược “Tài trợ Cao cấp” của Google), và những quảng cáo nhỏ hơn nằm trong những hộp riêng biệt ngay bên dưới tiêu đề “Google Ad Words”. Cả hai khu vực này đều được tô nền màu xanh nhằm giúp người truy cập dễ dàng phân biệt được những kết quả dò tìm và những kết quả khách quan.

Kiểu quảng cáo hạ tầng này cho phép Google tạo ra lợi nhuận từ những chữ quảng cáo nhỏ cũng như lớn. Tuy nhiên, mặc dù những người thuê quảng cáo là nguồn thu nhập chính của công ty nhưng họ không được phép có ý kiến về diện mạo cũng như cảm nhận của trang web này. Cũng không có hình ảnh công ty hay bất kỳ một logo nào, chỉ đơn giản là những đoạn text và một đường dẫn đến trang web có liên quan.

Cho đến nay, Google vẫn luôn bám vào những quảng cáo dựa vào văn bản, được tách bạch một cách rõ ràng khỏi những  kết quả chính, và mục tiêu xác định của công ty vẫn là nhằm cung cấp những kết quả khách quan nhất trên mạng, giữ cho trang web của họ “không bị tràn ngập bởi quảng cáo và chỉ tập trung vào việc tìm kiếm”. Thật vậy, công ty này cho rằng phương cách tiếp cận tập trung vào yếu điểm với quảng cáo qua mạng đã mang lại hiệu quả cho các chủ quảng cáo của họ.

“Hiệu lực mạnh mẽ của dịch vụ chất lượng cao và hấp dẫn đã tạo thành động lực cho các mối quan hệ quảng cáo của chúng tôi”, đây là phát biểu của Sergy Brin, đồng sáng lập và là Tổng giám đốc của Google. Vào cuối năm 2000, hiệu lực này đã được minh chứng rõ ràng khi tỷ lệ nhấp chuột trung bình vào các quảng cáo ở trang Google là cao hơn bốn đến năm lần so với tiêu chuẩn dành cho các trang dò tìm khác.

Google được xem là một mô hình công cụ dò tìm “trung tính” kiểu mẫu, bởi mọi quảng cáo của họ đều tách biệt độc lập với những kết quá dò tìm. Ở một vài khía cạnh nào đó, Google nên thoái thác những khách hàng chi tiền quảng cáo. Suy cho cùng thì thương hiệu này chỉ ban cho họ một không gian nhỏ nhoi, tách biệt họ khỏi phần mục lục chính và cấm đoán mọi hình ảnh công ty. Nhưng nguyên do khiến cho các chủ quảng cáo không nản lòng một phần chính là vì Google còn hơn là một công cụ dò tìm phổ biến nhất trên Web. Người ta tin tưởng vào Google, và đó chính là điều mà các công ty thuê quảng cáo trên Google muốn. Và mỉa mai thay, nếu Google dành cho khách hàng của mình nhiều không gian hơn và cho phép hình ảnh của công ty xuất hiện trên web thì các quảng cáo - và cả tự thân dịch vụ dò tìm - có thể sẽ không đạt được hiệu quả như thế.

Mặc dù Google đã mở rộng sang những dịch vụ khác mang mục đích chung, ví như một công cụ so sánh mua sắm và lĩnh vực tin tức, nhưng thương hiệu này vẫn luôn nỗ lực duy trì sao cho trang web của mình không bị ảnh hưởng bởi quáng cáo. Có thể rồi áp lực của môi trường kinh doanh sẽ buộc Google phải dần trở nên hỗn tạp như hầu hết những trang dò tìm khác. Nhưng lúc này đây, họ dường như đã nhận ra rằng sự giản đơn, tính tiện dụng đã giúp thu hút và khiến cho nhưng người sử dụng web luôn tin tưởng và quay lại với trang web này.

Sự lớn mạnh thay đổi mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm khác, Bing - được coi là đối thủ lớn của Google, sự liên minh của Microsoft và Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm, rồi Facebook, Twitter ngày càng lớn mạnh, thúc đẩy Google phải nghiên cứu những hướng đi khác: Caffeine - Được cho là công cụ tìm kiếm mới mà Google đang phát triễn.

Những Bí quyết Thành công:

    * Công luận truyền miệng. Internet đã làm cho xã hội trở nên liên thông công nghệ hóa hơn bao giờ hết. Và tính liên thông này đã hỗ trợ Google trở thành một trong những thương hiệu thành công truyền miệng hiệu quả nhất trong lịch sử.
    * Sự hiện diện khắp nơi. Google có mặt khắp nơi trên Intemet khi hàng loạt trang web quan trọng khác cung cấp đường dẫn đến Google để tiện cho người truy cập tra cứu thông tin. Thương hiệu này cũng có nhiều địa chỉ quốc tế khác nhau nhằm thu hút lượng khán giả đa ngôn ngữ trên khắp toàn cầu.
    * Sự trải nghiệm. Sự trải nghiệm chính là thương hiệu. Google luôn nhìn chính mình bằng con mắt khách quan và tập trung một cách vững chắc vào kinh nghiệm của người truy cập. Họ hiểu rằng nhũng người sử dụng Web mới là trung tâm của thương niệu chứ không phải những trả tiền quảng cáo mang lại tài chính cho họ. Càng nhiều người sử dụng dịch vụ thì tự động càng có nhiều khách hàng quảng cáo tìm đến.
    * Tính công nghệ. Google cho chúng ta thấy công nghệ nên được sử dụng như thế nào. Họ đã khai thác được phần mềm phức tạp đến mức khó tin đế tạo thành một công cụ dò tìm cực kỳ đơn giản. Thậm chí những người “mù” tin học nhất cũng có thể sử dụng công cụ này không mấy khó khăn.

Thông tin thương hiệu:

Trang web:www.Google.com
Thành lập: Năm 1998
Xuất xứ: Mỹ

1. Vào tháng Bảy năm 2004, Google đã phải một phen lao đao vì bị tấn công bởi một loại vi rút máy tính khiến cho trang web này bị tê liệt. Chuyện này trùng hợp với khi Google bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán Luân Đôn với giá trị niêm yết là 20 tỷ usd.

2. Google không chỉ là công cụ dò tìm phổ biến nhất mà còn là trang web có lượng người truy cập nhiều nhất.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Bao bì, in ấn và bài học từ Tropicana

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói về một cuốn sách nhờ vào bìa sách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không còn nhận ra một thương hiệu quen thuộc thông qua in ấn bao bì của nó.
Nó là câu chuyện về những sai lầm đã được điều chỉnh, những sai lầm chắc chắn giữ được một vị trí nhất định của nó trong lịch sử thiết kế bao bì.

PepsiCo đã thuê Armell Group thiết kế lại hộp đựng Tropicana Pure Premium của nó như một phần của chiến dịch quảng cáo mới. Những chiếc hộp mới bắt đầu được sử dụng vào tháng 1, không có hình ảnh chiếc ống hút cắm vào trái cam quen thuộc, thay vào đó là những hình ảnh hiện đại hơn. Người tiêu dùng chán ghét nó và có xu hướng muốn bao bì trước đó. Hai tháng sau, PepsiCo quay về với bao bì ban đầu của nó và 35 triệu USD bị sử dụng lãng phí.

Không có gì là bất thường, khi một sản phẩm lâu năm muốn làm mới bao bì, nhãn hiệu, hay logo. Camel đã thiết kế lại bao bì của nó sau 90 năm không đổi vào năm 2008. Bacardi, một nhãn hiệu riệu mạnh, duy trì tinh thần của nó từ những năm 1960 đến đã thực hiện việc nâng cấp vỏ chai của nó trong thời gian gần đây để “phản ánh sự phức tạp của môi trường”. Tiếp theo đó là Pepsi, công ty vừa mới giới thiệu một Logo mới (Arnell Group đã chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế này).

Nhưng nếu thương hiệu vẫn giữ vững được thị phần, thì tại sao phải bận rộn với bao bì của nó? Tropican đã giành được vị trí thứ hai sau Minute Maid (một nhãn hiệu thuộc sở hữu của Coca – Cola) trong lãnh vực OJ. “Đôi khi việc thiết kế lại bao bì không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho doanh nghiệp – nó xảy khi trong doanh nghiệp xuất hiện những nhân sự mới phụ trách về thương hiệu, những người này muốn nhanh chóng tạo ra dấu ấn riêng của mình” – Dyfed Fred Richards, giám đốc sáng tạo khu vực Bắc Mỹ của Interbrand, một công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu và cũng là người tạo ra brandchannel. “Đôi khi thật khó khăn cho các giám đốc thương hiệu trong việc chứng minh sự phát triển của thương hiệu họ đang quản lý và phát triển. Nhưng một bao bì sản phẩm mới với nhiều thay đổi có chứng minh được sự phát triển của thương hiệu?”
in an bao bi, bao bi chat luong

Các đại lý được ủy quyền thiết kế lại có thể cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong những thiết kế thất bại – hãy nghĩ về điêu này, nếu sức mạnh niềm tin của Don Draper, giám đốc sáng tạo của Mad Men bị thổi phồng quá mức bởi nỗ ám ảnh mất thị trường trong môi trường kinh tế suy thoái. “Các công ty thiết kế nên đưa ra những câu hỏi xa và thông thông minh hơn khi bắt đầu những thay đổi để chắc chắn hiểu được nguyên nhân của những thay đổi này,” Richards nói. “Thật đáng buồn, một vài công ty thiết kế chỉ quan tâm đến quy trình thiết kế in ấn, họ thiết kế vì mục đích lợi nhuận, và tất cả những nguyên nhân bị ném qua cửa sổ.”
Có thể điều này đã xảy ra mới Arnell Group trong chiến lược tái thiết kế logo cho Pesi? Trong một báo cáo dài 27 trang với tiêu đề đơn giản “Breathtaking”,

Điều gì có thể xảy ra với Arnell Group tái thiết kế chiến dịch cho logo Pepsi cái mà bị tiết lộ trên Internet vào năm ngoái? Trong báo cáo 27 trang có tựa “Breathtaking,” tác giả đã chỉ ra những thay đổi, đó là hình vuông màu vàng (về mặt mỹ thuật, đó là hình thức ưa thích được tìm thấy trong những kiệt tác hội họa và kiến trúc như là Mona Lisa, Parthenon); Địa động lực từ trường; cách hòa âm bằng số của người Hindu. Đây là tất cả những gì được chuẩn bị cho cuộc cách mạng thiết kế của Pepsi.

Những thứ này có thể là quá uyên thâm đối với một hình ảnh trực quan. Pepsi cũng vướng vào những rủi ro do quá đơn giản quy trình, nó lấy logo cũ xoay chiều và làm méo cơn sóng trắng ở giữa. Trong khi có rất nhiều nghiên cứu về hình học, sự dao động chu vi, học thuyết màu sắc trong xây dựng thương hiệu, thì điều đáng chú ý ở đây là thiếu những thảo luận về bản thân sản phẩm hoặc người tiêu dùng.

Thay đổi quá mức
Tuy nhiên, với nghiên cứu phù hợp, chắc chắn và phản hồi của khách hàng, một thương hiệu có thể và nên đưa ra những quyết định có hiểu biết cho việc thiết kế lại bao bì hoặc logo của nó. “Mỗi thương hiệu nên nhìn vào bản thân nó trong một tấm gương 24/7 và so sánh bản thân nó với tất cả các đối thủ cạnh tranh,” Richards nói. “Nếu một thương hiệu đang ở vị trí dẫn đầu, thì nó nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy những tài sản chính của nó nhằm củng cố những yếu tố tạo nên sự dẫn đầu của nó”

Tất cả các bộ phận liên quan cần cẩn trong hoạt động làm mới thương hiệu. “Hiểu lịch sử thương hiệu,” Richards giải thích. “Nói và lắng nghe khách hàng trung thành. Điều này không phải là dán một nhãn hiệu đẹp lên một chiếc hộp và hy vọng bạn dành được một danh hiệu nào đó cho thiết kế của mình. Toàn bộ tài sản thương hiệu nên được xem xét cẩn thận tới tìm ra những giá trị, tài sản không thể thay đổi đối với khách hàng.
Thậm chí sau khi đã nghiên cứu cả trong và ngoài thương hiệu, vẫn còn nhiều nan giải, đó là tìm ra hướng đi cho việc đồng nhất hóa một bao bì của thương hiệu có tính hình tường, một nhãn hiệu hoặc logo trong khi vẫn phải duy trì những yếu tố nhận dạng tốt nhất của nó và tài sản thương hiệu đã được xây dựng sau nhiều năm. “Có một mối liên hệ giữa tính liên quan và tính thức thời,” Richards giải thích. “Việc làm mới đỏi hỏi những thủ thuật chỉ có thể học hỏi được sau nhiều năm kinh nghiệm. Tôi luôn nói với những nhà thiết kế bao giấy của mình rằng làm việc với những thương hiệu kém quyến rũ là công việc xây dựng các đặc tính, điều này dành cho những thương hiệu của các cửa hàng nhỏ bán quần áo và những mặt hàng mới ra, những thương hiệu đến, đi và trở thành nạn nhân của những xu hướng nhất thời”

Những nhà thiết kế nên biết về những thiết kế mới xung quanh họ, họ nên cẩn thận với những gì họ đang làm hàng ngày cho các thương hiệu mà họ đảm nhận nhiệm vụ phát triển, Richards nói. “Tôi yêu cầu tất cả các nhà thiết kế của mình luôn giữ bên họ tập thiết kế cá nhân, những thiết kế này sẽ được xem xét đánh giá trong những cuộc họp một – một’” anh ấy nói. “Tôi muốn biết động lực của họ là gì, điều gì truyền cảm hứng cho họ. Nó có thể là một tấm vé xem một buổi hòa nhạc hoặc những chi tiết về phong cách từ một mẫu thiết kế quảng cáo – không thành vấn đề, miễn sao họ hiếu kỳ về thế giới xung quang mình và tải thông tin từ những cuốn sách hơn là mang những thông tin này như những phiền nhiễu trong đầu. Rồi những phiền nhiễu đó có thể sẽ trở thành một phần không trong sạch trong tương lai của thương hiệu, kết quả tờ rơi là nó không tạo ra tiếng vang với người tiêu dùng.”

Xung đột cốt lõi
Câu đố hóc búa về chiếc hộp cảu Tropicana là một câu chuyện hấp dẫn dựa trên những điều diễn ra sau đó.
Đầu tiên, nỗi ám ảnh mang tên truyền thông, sự sống trên đau khổ của kẻ khác – hộp nước trái cây này là một trong những đề tài blog được quan tâm nhiều nhất trong tuần 23-27 tháng 2, chỉ đứng sau kế hoạch xây dựng chính phủ mới của Obama.

Sau đó, thậm chí card visit còn nhiều màu sắc hơn, đó là những thứ đến từ lòng trung thành thương hiệu và sự chấp thuận cuối cùng của PepsiCo đối với những người yêu vitamin C. Phản hồi về thiết kế của PepsiCo tới tấp bay về thông qua những lá thư, email, những cuộc gọi được sắp xếp theo thứ tự từ những ý kiến cho rằng đó là một mẫu thiết kế xấu cho đến những ý kiến bộc lộ sự bối rối – một vài khách hàng đi ngang qua kệ để sản phẩm Tropicana và nhầm tưởng đó là một nhãn hiệu nào đó. Richards nhận xet: “Một điều hiển nhiên từ góc độ kinh nghiệm của tôi, đó là những giá trị cốt lõi của thương hiệu đã bị vứt đi, thay vào đó là cái gì đó mang tính chung chung và khách hàng đã phản ứng lại”.

Tuy nhiên, cho dù đó là một sai lầm ngớ ngẩn về marketing, thì Tropicana cũng đã chứng mình cho mọi người thấy một điều, những người đứng đằng sau thương hiệu có đủ sự quan tâm đến thương hiệu tới giúp nó sửa chữa những sai lầm. “Tôi nghĩa đó là một sự may mắn cho Pepsi, khách hàng đã không phản ứng bằng cách quay lưng với thương hiệu,” Richards nói. “Chúng ta hẳn còn nhớ điều gì đã xảy ra với New Coke.”

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, lòng trung thành thương hiệu cho thấy thương hiệu đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của khách hàng. “Sự ra tăng những nhãn hiệu cá nhân là rõ ràng (64% vào năm ngoái), và nước cam ép là một chủng loại hàng hóa” Richards nói. “Nhưng khách hàng cần những “thương hiệu tiện nghi’ – cuối cùng thì thông điệp của những thương hiệu tiện nghi này sẽ được thông qua, và khách hàng sẽ là người luôn ủng hộ thương hiệu với sức mạnh không ngờ. Cho nên, khi thông điệp thương hiệu thay đổi quá nhiều như với Tropicana, người tiêu dùng sẽ cảm thấy như bị phản bội”

Cuộc cách mạng trong lòng công chúng đang bắt đầu tạo ra tiếng vang với các thương hiệu, họ đang chống lại việc tạo ra những điều tồi tệ. Ví dụ, gần đây người sử dụng Facebook không đồng ý với những điều khoản sử dụng dịch vụ của trang web này. Và kết quả là mạng xã hội này trở về với những điều khoản cũ. Khi CBS hủy bỏ chương trình giờ cao điểm Jericho, người hâm mộ giận dữ gửi 20 tấn đậu phộng đến văn phòng CBS, cuối cùng chương trình được khôi phục.

Có những thương hiệu đã giúp ý kiến của người tiêu dùng tiến thêm một bước xa hơn, cho cộng đồng tham gia vào việc thiết kế bao bì thực sự. Điển hình như Nestlé, nó đang sử dụng các mạng truyền thông để khơi gợi trong người tiêu dùng những ý tưởng đóng góp cho bao bì đóng gói mới của Goobers, Sno – Caps và Oh Henry. Eight O’Clock dẫn dắt người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thiết kế bao bì mới bằng hoạt động bỏ phiếu tại www.coffeeMaker.com.

Tất nhiên, người tiêu dùng được trao quyền đưa ra ý kiến, kế đến họ được cung cấp một laptop để tải phần mềm thiết kế đồ họa và hướng dẫn họ thiết kế bao bì đóng gói. “Tôi rất tin tưởng vào việc thúc đẩy khả năng của người tiêu dùng ở mọi cấp độ trong quy trình thiết kế” Richards nói. “Hãy lắng nghe họ, cho họ thấy họ biết những gì, lắng nghe một lần nữa rồi suy nghĩ về những gì bạn nghe được – hãy để những hình ảnh nói nên những điều đó và thể hiện lại chúng. 

Hãy đảm bảo rằng có một ý nghĩa nào đó sau mỗi hình ảnh và tất cả các từ. Hãy thực hiện một chuyến shopping cùng với khách hàng, bắt đầu từ thời điểm lên danh sách các cửa hàng tạp hóa cho đến thời điểm chọn hàng trên một kệ hàng; hãy tự mình làm những việc như thế. Nhưng đừng để khách hàng thiết kế: Thiết kê thương hiệu là một thủ thuật, không phải một cuộc thi sắc đẹp”

Bây giờ trở lại với bảng thiết kế (hay có thể không) cho Tropicana. Mẫu hộp cũ đang được mong đợi tái xuất hiện trở lại trong tháng này. Chỉ có một phần của thử nghiệm trị giá 35 triệu USD của Arnell là những bông hoa bằng nhựa hình quả cam xinh xắn, sẽ được giữ lại trên hộp Trop50 ít Calory. Chiến dịch quảng cáo hiện tại vẫn sẽ tiếp tục.

“Nên tôn trọng thương hiệu và vai trò của nó trong tim và tư tưởng của người tiêu dùng” Richards nói. “Sử dụng sản phẩm: Nó nếm, ngửi, nghe, cảm nhận nó trong đôi tay của bạn – nó như thế nào? Bạn có hiểu nó? Bạn có thể đánh giá cao tại sao người tiêu dùng khác cảm thấy thú vị với nó? Hãy thực hiện hành trình của một người tiêu dùng.”

Một khi bạn đã làm những điều trên, bạn có thể bắt tay vào tái thiết kế bao bì nếu điều đó thật sự cần. “Có rất nhiều thương hiệu thành công trong việc làm mới hình ảnh bên ngoài của mình và sự cảm nhận dựa trên những yếu tố phù hợp với rất ít ảnh hưởng lên người tiêu dùng trung thành – đó chính là nghệ thuật xây dựng thương hiệu. Khi bạn đi ngược trở lại và nhìn bao bì đóng gói của các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu quyền lực đã đứng vững trước thử thách của thời suốt hàng thập kỷ với nhiều thay đổi về xu hướng tiêu dùng, chúng cung cấp sự hiểu biết độc nhất vể phương pháp phát triển và quản lý giá trị cốt lõi của thương hiệu và duy trì sự tương thích với người tiêu dùng của hôm nay và tương lai.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

In nhãn mác (nhãn dệt, nhãn in) quần áo

Nhãn mác sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để nhận biết thương hiệu sản phẩm và là nguồn gốc chứng minh xuất xứ nguồn hàng cũng như là thông tin bắt buộc phải có trong nhãn hàng hóa để lưu hành được trên thị trường hiện nay.

in nhan mac quan ao

Chất liệu thường dùng giấy Couches có nhiều định lượng để bạn chọn sau đó cán bóng, hoặc cán mờ để bảo quản khi dính nước.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm được làm theo kiểu dáng khác nhau.
Chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn. Nhận tư vấn và thiết kế miễn phí khi in nhãn mác quần áo số lượng từ nhỏ đến lớn với giá cả phải chăng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những mẫu nhãn mác thiết kế và in ấn đẹp, chuyên nghiệp khẳng định được đẳng cấp và thương hiệu của bạn.