Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhãn sinh thái là gì?

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”.

nhan, nhan mac, in nhan mac


Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.

Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường

Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh được.

Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.

Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều

Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.

Nhãn sinh thái có thể so sánh

Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%...nhưng có những nhãn sinh thái không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản phẩm có cùng chức năng.

Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại.
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.

Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên những định hướng thị trường.

Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét