Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Nhãn mác và việc đội nhãn mác giả


Việc đội nhãn mác giả hiện nay đang lang tràng mạnh trong nước ta. Nhất là hàng Trung Quốc đội lớp nhãn mác Việt đã làm buân khuân dư luận. Hai năm cách chức bảy đội trưởng, luân chuyển 60 cán bộ vì có dấu hiệu nhũng nhiễu.

“Lợi dụng chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng hàng VN của nước ta, nhiều mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc đã được đưa vào thị trường nội địa, dán mác in Việt Nam để bán…” - bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, đã cảnh báo như vậy tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 2-4. Bà Mai cho biết: Hiện tượng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt đã khá phổ biến, thậm chí những mặt hàng nhỏ như vợt đuổi muỗi cũng được đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc sau đó đưa về trong nước dán nhãn mác hàng Việt. Hàng loạt sản phẩm khác như phụ tùng xe máy, phân bón, thức ăn chăn nuôi, mũ bảo hiểm, thực phẩm… cũng đã bị tráo nguồn gốc như thế.

nhan mac, nhan in

Người tiêu dùng khó phân biệt mặt hàng trái cây xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đội lốt VN, Mỹ…

Bà Mai cũng cho biết bên cạnh hiện tượng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, gần đây trên thị trường liên tục xuất hiện các vụ việc liên quan đến nhãn mác hàng hóa xâm phạm đến chủ quyền quốc gia như: đèn lồng đỏ viết chữ “Tam Sa”; nho Việt Nam dán cờ Trung Quốc; nhãn rượu sản xuất tại Hưng Yên dán nhãn bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam… “Đây là những dấu hiệu bất bình thường, lực lượng QLTT đã vào cuộc, đề xuất phía công an làm rõ để xử lý” - bà Mai nói.

Báo cáo của Chi cục QLTT Hà Nội đánh giá: Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng nhiều, diễn biến tinh vi phức tạp. Riêng quý I-2013, lực lượng QLTT đã kiểm tra và xử lý 2.116 vụ, phạt hành chính gần 8 tỉ đồng…

Về công tác thanh kiểm tra, bà Mai nhấn mạnh: “Từ 15-4, tất cả quyết định kiểm tra, thanh tra thuộc thẩm quyển của đội trưởng ký phải được chi cục trưởng Cục QLTT Hà Nội phê duyệt. Quyết định này nhằm hạn chế tình trạng kiểm tra, thanh tra tràn lan, không có trọng điểm và dễ nảy sinh việc nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người kinh doanh, buôn bán”. Bà Mai cho biết trong hai năm 2011, 2012, Chi cục QLTT Hà Nội đã cách chức bảy đội trưởng, luân chuyển khoảng 60 cá nhân vì có dấu hiệu nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người kinh doanh, buôn bán.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhãn sinh thái là gì?

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”.

nhan, nhan mac, in nhan mac


Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.

Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường

Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh được.

Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.

Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều

Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.

Nhãn sinh thái có thể so sánh

Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%...nhưng có những nhãn sinh thái không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản phẩm có cùng chức năng.

Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại.
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.

Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên những định hướng thị trường.

Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Nhãn mác quần áo đẹp



Vi sao nhãn mác quần áo (nhãn dệt, nhãn in) ghi giá lại quan trọng và đang trở thành một nhu cầu tất yếu của các cửa hàng và shop online ?

Lý do nằm ở sự “tiện lợi” mà tấm thẻ treo ghi giá này đem lại. Bạn có thể đặt những chiếc mác quần, mác áo này lên các sản phẩm của cửa hàng để ngay lập tức khách hàng có thể nhận ra sự hiện diện hình ảnh thương hiệu và giá cả của cửa hàng hoặc công ty bạn.

Đây là một cách quảng cáo không tốn kém mà lại còn có thể linh hoạt sử dụng cho nhiều mục đích: ghi giá thành, quảng cáo Event, thể hiện sự chuyên nghiệp, giới thiệu thương hiệu trên diện rộng…

Hơn thế nữa, với những mẫu nhãn mác quần áo đẹp mắt, đa dạng về kích thước, dịch vụ chu đáo cũng như giá thành phải chăng, In Trần Anh tin tưởng rằng đây chính là sự lựa chọn tốt nhất cho công việc của bạn.

Một số mẫu nhãn mác quần áo đẹp nhất hiện nay:

in nhan mac

in nhan mac

in nhan mac

in nhan mac

in nhan mac



Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tem, nhãn mác và chất lượng của sản phẩm


Hiện nay tình trạng hàng giả, nhái và kém chất lượng đang là tình hình chung ở mọi nơi, việc mua một sản phẩm thì mọi người rất lúng túng khi lựa chọn. Vi dụ: Chị Huyền, trú ở phường Khương Trung, cho biết, chị cảm thấy lúng túng khi ra chợ mua thực phẩm, kể cả tìm đến những cửa hàng bán thực phẩm sạch thì chị vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Chấp nhận mua với giá cao hơn nhưng chị cũng không thể khẳng định được sản phẩm đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không.

Quả thật, tình trạng kiểm soát tem, nhãn mác chất lượng cũng như chất lượng hàng hóa đang là một trong nhiều vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Bởi các cơ quan quản lý cũng không thể khẳng định 100% sản phẩm được dán tem, nhãn mác đều đảm bảo VSATTP. Vì không đủ nhân lực để quản lý và kiểm soát được toàn bộ thị trường, cho nên, mọi thông tin chủ yếu đều xuất phát từ người tiêu dùng, những thông tin thực tế và đa dạng. Mặc dù vậy, nhiều người tiêu dùng lại không biết hoặc có biết cũng không “mặn mà” khi điện thoại báo sự việc cho các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một phần vì họ cảm thấy khá “loằng ngoằng” khi báo một sự việc nhỏ của bản thân.

in nhan mac, lam nhan mac, nhan mac

Trao đổi với PV, bà Tuyên, trú ở phường Trương Định, cho biết, cuối năm 2012 bà có mua sữa Ensure loại 900 gram tại đại lý 57 phố Nguyễn An Ninh (quận Hoàng Mai) nhưng do thấy giá bán thấp hơn các nơi khác và người chủ cửa hàng hỏi mua lại vỏ hộp sữa Ensure với mục đích để trưng bày. Giá người chủ hàng đề nghị mua lại là 5.000 đồng/hộp, cao hơn nhiều so với việc bán đồng nát. Điều này khiến bà cảm thấy hoài nghi và gọi điện cho cơ quan chức năng để phản ánh. Tuy nhiên, “con đường” tìm nơi phản ánh sự việc của bà Tuyên gặp khá nhiều khó khăn và phiền toái. Bà gọi điện đến nơi này thì họ lại giới thiệu và cho số điện thoại của nơi khác, số điện thoại bà có thì dày lên còn sự việc thì vẫn chưa được giải quyết.

Dường như, chúng ta đang thiếu một sự gắn kết, một địa chỉ tin cậy để người dân biết và phản ánh những sự việc “tiêu cực” trong lĩnh vực tiêu dùng. “Rườm rà” là suy nghĩ của một số người tiêu dùng khi phản ánh một sự việc nào đó cho các cơ quan quản lý. Họ phải trải qua quá nhiều “khâu” và “công đoạn” ...? Đó là một sự việc nhỏ với một người tiêu dùng nhưng nó có thể ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của nhiều người tiêu dùng khác.

Theo một số nhà quản lý, sở dĩ vai trò của các hiệp hội, tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đang còn khá “mờ nhạt” trong mắt người tiêu dùng bởi một số lý do: Thứ nhất, việc phổ biến, tuyên truyền về lợi ích trong việc cung cấp thông tin về các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng cho người tiêu dùng vẫn chưa được rộng rãi. Nhiều người tiêu dùng còn chưa biết vai trò cũng như số điện thoại nhận phản ánh hoặc địa chỉ, trang web của các hiệp hội, tổ chức.

Thứ hai, những vụ việc nhỏ, lẻ và có giá trị kinh tế thấp nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình chặt chẽ cũng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy “oải” và không “mặn mà” khi phản ánh.

Thứ ba, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự “cảm nhận” được sự phối hợp và liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức và các cơ quan chức năng. Một số người tiêu dùng cho rằng các hiệp hội, tổ chức vẫn còn khá “thụ động” và chủ yếu chỉ trông chờ vào thông tin, đơn khiếu nại của người tiêu dùng thì bắt đầu mới đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều mà người tiêu dùng mong muốn là các hiệp hội, tổ chức nên theo sát các vụ việc liên quan đến quyền lợi của họ, từ khi có sự việc đến lúc có kết luận và biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như những loại thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc bị phát hiện và bắt giữ, khiến cho người tiêu dùng tỏ ra bức xúc và gây ra tâm lý hoang mang.

Có thể thấy, các hiệp hội và tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại nước ta chưa thực sự tạo dựng được chỗ đứng cũng như là chỗ dựa tin cậy trong lòng của đông đảo người dân. Người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy khá “cô đơn” và lẻ loi khi đứng ra đấu tranh quyền lợi của bản thân.

Nên chăng, các hiệp hội, tổ chức nên đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để người tiêu dùng biết và hiểu được rõ sự cần thiết trong cung cấp thông tin của các sản phẩm, hàng hóa gây tổn hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, các đơn vị cũng nên chủ động trước những thông tin được nghe và phản ánh từ người tiêu dùng, tránh “bắt” người tiêu dùng trải qua những thủ tục “rườm rà” rồi mới giải quyết. Có như vậy, các hiệp hội và tổ chức mới thực sự là bạn “đồng hành” trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tạo ấn tượng cho việc thiết kế thương hiệu


Thương hiệu là hình ảnh của chúng ta với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ đồng hành cùng nhãn mácbao bì đến mọi người trên thị trường. Để thương hiệu thành công và nổi tiếng trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải triển khai rất nhiều kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai. Việc đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế thương hiệu sẽ mang lại sự tự tin, tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp về sản phẩm/dịch vụ của họ trong tâm trí khách hàng.

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi logo - biểu tượng của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng.

Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp. Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng. Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

Về màu sắc: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ. Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dung lại.

Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc. Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà  bạn  cho  là  nó  thích  hợp  nhất  với  hình  ảnh  của  công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu:

Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

Phông chữ: Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự sáng với một phông chữ thích hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại phông chữ, và trong đó có ít nhất một phông chữ có chân và một phông chữ không có chân. (Phông chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

Hai kiểu phông chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện một nội dung tương đối dài, trong khi kiểu chữ không chân nên được sử dụng trong các tiêu đề, chữ số trong các biểu đồ, đoạn text ngắn hoặc những đoạn text không có màu sắc. Bạn nên tránh sử dụng nhiều hơn hai phông chữ trong cùng một tài liệu giống nhau.

Thông điệp: Những thông điệp hay khẩu hiệu về thương hiệu được bảo hộ bản quyền sẽ giúp bạn truyền tài hình ảnh công ty bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng cùng một thông điệp và ngữ điệu trên tất cả các phương thức tiếp thị và quảng cáo khác nhau. Ví dụ, nếu muốn thương hiệu của bạn thân thuộc và gần gũi, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Nếu đó là thương hiệu đắt giá và độc quyền? Hãy sử dụng ngôn ngữ nghi lễ, chính thống.

Nếu muốn nhấn mạnh hơn một từ nào đó mà bạn cho là quan trọng trong thông điệp, bạn có thể làm nổi bật từ đó lên, hoặc để dễ nhớ và đi vào lòng khách hàng. Thông điệp của bạn nên ngắn gọn, xúc tích.

Cách sử dụng logo: Logo là hình ảnh sinh động, cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành thương hiệu. Bạn nên để thương hiệu xuất hiện trên tất cả các sản phẩm và trong quá trình làm việc của bạn ở bất cứ nơi nào, khi nào có thể. Và logo nên được xuất hiện dưới cùng một kích cỡ và vị trí trên một trang giấy. Việc mở rộng hay thu nhỏ kích cỡ logo có thể chấp nhận được, nhưng điều tối kỵ đối với logo là thiết kế lại và thay đổi nó. Việc hình ảnh logo được thể hiện kiên định, trước sau như một là rất quan trọng và cần thiết.

Bạn nên nhớ rằng, việc được thừa nhận và công nhận là chìa khóa để kinh doanh tăng trưởng. Hãy tạo ra sự thân thuộc, gần gũi trên mọi phương tiện quảng cáo và tiếp thị đối với khách hàng và người tiêu dùng. Làm được điều này, bạn sẽ thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Rượu không nhãn mác cấm lưu hành

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh rượu thủ công (rượu tự nấu) muốn bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất; trên sản phẩm phải có nhãn mác, phải đăng ký với chính quyền địa phương… Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày Nghị định 94 của Chính phủ có hiệu lực pháp luật, ngoài thị trường vẫn tràn lan rượu tự nấu không nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác.

Ngang nhiên vi phạm



Có mặt tại các quán ăn, quán nhậu trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.HCM,… không khó để kiếm được loại rượu tự nấu hoặc loại rượu quê do các cơ sở tư nhân, hộ gia đình tự nấu. Điều đặc biệt ở chỗ, theo quy định, những loại rượu này đều phải dán nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trên vỏ chai, can nhựa đựng rượu…, nhưng tuyệt nhiên không có. Trước thắc mắc của PV, anh Nguyễn Văn Linh, chủ một nhà hàng trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi chỉ bán hàng vào buổi tối, cũng nghe láng máng là bán rượu phải có nhãn mác. Tuy nhiên, cửa hàng của chúng tôi nhập hàng trăm lít rượu từ các cơ sở sản xuất rượu khác nhau, nhưng có thấy các cơ sở cung cấp rượu nào dán nhãn mác theo quy định đâu. Để phục vụ nhu cầu của khách, hàng ngày chúng tôi vẫn bán vài ba chục lít rượu tự nấu là chuyện bình thường”.

Một cơ sở nấu rượu thủ công

Cùng chung quan điểm, anh Nguyễn Thắng Thu, chủ quán vịt cỏ Vân Đình ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhấn mạnh: “Theo quy định, rượu tự nấu phải đăng ký, dán nhãn mác, nhưng phần lớn khách hàng đều không quan tâm hay mặn mà gì với những quy định trên. Phần lớn khách đến ăn chỉ chú ý đến chất lượng rượu và mức giá bán mà thôi. Nếu rượu nhạt thì họ phản ánh ngay lập tức, thậm chí lần sau không bao giờ đến ăn uống nữa. Chính vì vậy, người kinh doanh chúng tôi cũng chỉ quan tâm, chú ý đến những cơ sở sản xuất rượu đạt chất lượng mới dám mua về bán cho khách hàng sử dụng”.

Vì sao khó xử lý?

Nghị định 94/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định rất rõ, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.

Thế nhưng, tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, đa phần các địa phương mới dừng ở mức độ tuyên truyền và nhắc nhở người dân thực hiện theo quy định. Ông Nguyễn Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) cho biết: “Khi nhận được Nghị định 94, UBND xã đã chỉ đạo cho thôn tuyên truyền về nghị định này đến người dân để họ thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng các thủ tục đăng ký rườm rà nên chưa đến đăng ký. Nhưng thực ra, thủ tục đăng ký rất nhanh gọn, cán bộ kinh tế của xã luôn mở cửa trong giờ hành chính để làm thủ tục cho các hộ sản xuất rượu thủ công đến đăng ký, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đến. Nếu thời gian nữa mà người dân vẫn không chấp hành, không đến đăng ký, xã sẽ thành lập đoàn kiểm tra đến từng hộ, ai không đăng ký sẽ làm mạnh tay”, ông Nguyễn Văn Tiển nhấn mạnh.

Theo ý kiến của các cơ sở sản xuất rượu thủ công tại một số làng nghề sản xuất rượu, đến thời điểm này Nghị định 94 vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi. Khi người dân chưa biết những quy định trong Nghị định 94 thì khó mà có thể chấp hành tốt. Nhiều ý kiến băn khoăn, không biết ai sẽ xử lý và xử lý như thế nào, mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?

Trước vấn đề này, anh Nguyễn Thành Hưng, chủ cơ sở sản xuất rượu tự nấu ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng chỉ nghe qua Nghị định 94 trên tivi, chứ thực chất chưa hiểu rõ nội dung chính của Nghị định liên quan đến sản xuất rượu thủ công như thế nào. Nếu không biết, mà chưa được tuyên truyền nhắc nhở thì tôi vẫn sẽ sản xuất. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn là nếu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì ai sẽ là người đi kiểm tra, xử lý vi phạm và mức phạt ra sao…”.

Còn anh Nguyễn Văn Tài, chủ cơ sở sản xuất rượu thủ công ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết thêm: “Mặc dù tôi có đọc qua Nghị định 94, trong Điều 24 quy định về xử lý vi phạm vẫn chỉ ghi chung chung “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như thế, nếu vi phạm bị xử phạt hành chính là bao nhiêu với các cơ sở sản xuất rượu thủ công, ai sẽ là người xử lý…, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến người dân chưa biết phải xoay xở ra sao…”.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Nhãn hiệu và những điều cần lưu ý


Một nhãn hiệu/nhãn mác mạnh luôn gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng – tạo nên sự khác biệt và ấn tượng mạnh.

 Thường thì nhãn hiệu/nhãn mác sẽ thay cho cả cụm từ định nghĩa về hàng hóa. Ví như, chỉ cần nói “cho một gói OMO” hay “cho một chai Tiger”… là sẽ có được cái mình cần, không cần giản thích thêm các từ “bột giặt” hay “bia” vào bên cạnh nhãn hiệu.

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan, mac

Để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, doanh nghiệp nên chú ý đến các yếu tố sau.

Phân tích kỹ các thông ty về thị trường mà DN dự định đưa nhãn hiệu vào kinh doanh, như thông ty về ngân hàng, về tình hình cạnh tranh, về xu hướng tiêu dung và về các kênh truyền thông, phân phối, chính sách của Nhà nước..

Phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tài chính, cách họ phân phối…

Tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn khách hàng và mục tiêu của họ căn cứ vào nhân khẩu học, xã hội học, tâm lý học và địa lý học nhằm đánh giá khả năng ghi nhận, khả năng phát âm và truyền khẩu, cũng như các yếu tố về ngôn ngữ Việt Nam (có dấu) khi đăng ký ở nước ngòai thì sẽ khó phát âm và khả năng ghi nhớ sẽ rất thấp…

Chiến lược định vị thương hiệu, nhằm chọn cho nhãn hiệu của mình một đặc tính riêng biệt, phù hợp với tính chất của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng. Ví như Tiger là loại bia cao cấp giúp nhóm khách hàng “vươn lên” thể hiện mình: hay Saigon Special là loại bia nội địa cao cấp nhất giúp cho những người thuộc nhóm thành đạt thể hiện tự hào về bản than.

Tìm hiểu văn hóa để tính đến khả năng phát triiển nhãn hiệu ở thị trường kinh doanh . Ví như các biểu tượng “con lợn”, “con bò” thì phát triển ở thị trường có dân Hồi giáo sinh sống.

Thiết kế nhãn hiệu

Việc tạo ra nhãn hiệu bằng chữ, hình hoặc hình chữ kết hợp là theo lựa chọn của DN. Nhưng cần nhớ rằng không phải tất cả những dấu hiệu tạo ra đều được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.

Các dạng của nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu là tên người (Sơn Bạch Truyết, May Hồng Ngọc, Honda, Ford, Boeing), tên địa danh (Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Kẹo dừa Bến Tre, Xi măng Bỉm Sơn), tên sự vật (Bánh Kinh Đô, Diêm Thống Nhất, Gạch Đồng Tâm, Khách sạn Horizon), tên tự đặt (Sứ Thanh Thanh, Sony, OMO, Microsoft), hay tên ghép (Vinataba, Vinamilk, Miliket, Lioa, Halida, Huda, Xunhasaba).

Mỗi DN có thể có nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, với các nhãn hiệu thành công (đã được sử dụng lâu dài do chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dung) thì nên giữ gìn và tập trung phát huy vai trò các nhãn hiệu đó mà không thay thế bằng nhãn hiệu khác. Có thể sử dụng thành phần riêng biệt trong tên thương mại làm nhãn hiệu. Trong trường hợp đó, nhãn hiệu nói trên cần được xây dựng để trở thành một “nhãn hiệu cơ bản”, dựa theo đó mà tạo thêm các “ nhãn hiệu cùng họ”, bao gồm nhãn hiệu cơ bản và nhãn hiệu khác thêm vào. Ví dụ, “Honda” là phần phân biệt trong tên thương mại của công ty Honda (Nhật Bản) đã được dung làm trong nhiều sản phẩm có thêm các nhãn hiệu cơ bản Suzuki, nhãn hiệu cùng họ Visa, Best.

Nhãn hiệu không chỉ dưới dạng chữ mà có thể dướidạng hình vẽ, hình ảnh. Dù sử dụng chữ hay hình ảnh làm nhãn hiệu đều luôn luôn phải chú ý yêu cầu dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người nọ sang người kia. Khả năng này càng cao thì càng dễ quảng bá nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu mới ra đời đều phải bảo đảm không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác với phần phân biệt trong tên thương mại, với kiểu dáng công nghiệp của người khác và cả với chỉ dẫn địa lý. Nhất thiết phải kiểm tra, đối chiếu với các đối tượng trên đã có trong thời điểm khai sinh ra nhãn hiệu mới.

Danh mục các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghệip nói trên được các cơ quan sở hữu công nghiệp (cơ quan sang chế và nhãn hiệu) của các quốc gia công bố. danh mục tên thương mại cũng được cơ quan làm thủ tục đăng ký DN công bố. Không nên (và không được) sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hoặc các dấu bị pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa loại trừ. Khi thiết kế nhãn hiệu cũng cần lưu ý đến việc thể hiện, khía cạnh mỹ thuật trình bày của nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu được trình bày càng đẹp, càng độc đáo thì càng gây ấn tượng và thiện cảm cho khách hàng, đồng thời làm nổi bật phạm vi (ranh giới) phân biệt  của nhãn hiệu so với nhãn hiệu khác.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Bao bì, in ấn và bài học từ Tropicana

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói về một cuốn sách nhờ vào bìa sách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không còn nhận ra một thương hiệu quen thuộc thông qua in ấn bao bì của nó.
Nó là câu chuyện về những sai lầm đã được điều chỉnh, những sai lầm chắc chắn giữ được một vị trí nhất định của nó trong lịch sử thiết kế bao bì.

PepsiCo đã thuê Armell Group thiết kế lại hộp đựng Tropicana Pure Premium của nó như một phần của chiến dịch quảng cáo mới. Những chiếc hộp mới bắt đầu được sử dụng vào tháng 1, không có hình ảnh chiếc ống hút cắm vào trái cam quen thuộc, thay vào đó là những hình ảnh hiện đại hơn. Người tiêu dùng chán ghét nó và có xu hướng muốn bao bì trước đó. Hai tháng sau, PepsiCo quay về với bao bì ban đầu của nó và 35 triệu USD bị sử dụng lãng phí.

Không có gì là bất thường, khi một sản phẩm lâu năm muốn làm mới bao bì, nhãn hiệu, hay logo. Camel đã thiết kế lại bao bì của nó sau 90 năm không đổi vào năm 2008. Bacardi, một nhãn hiệu riệu mạnh, duy trì tinh thần của nó từ những năm 1960 đến đã thực hiện việc nâng cấp vỏ chai của nó trong thời gian gần đây để “phản ánh sự phức tạp của môi trường”. Tiếp theo đó là Pepsi, công ty vừa mới giới thiệu một Logo mới (Arnell Group đã chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế này).

Nhưng nếu thương hiệu vẫn giữ vững được thị phần, thì tại sao phải bận rộn với bao bì của nó? Tropican đã giành được vị trí thứ hai sau Minute Maid (một nhãn hiệu thuộc sở hữu của Coca – Cola) trong lãnh vực OJ. “Đôi khi việc thiết kế lại bao bì không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho doanh nghiệp – nó xảy khi trong doanh nghiệp xuất hiện những nhân sự mới phụ trách về thương hiệu, những người này muốn nhanh chóng tạo ra dấu ấn riêng của mình” – Dyfed Fred Richards, giám đốc sáng tạo khu vực Bắc Mỹ của Interbrand, một công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu và cũng là người tạo ra brandchannel. “Đôi khi thật khó khăn cho các giám đốc thương hiệu trong việc chứng minh sự phát triển của thương hiệu họ đang quản lý và phát triển. Nhưng một bao bì sản phẩm mới với nhiều thay đổi có chứng minh được sự phát triển của thương hiệu?”
in an bao bi, bao bi chat luong

Các đại lý được ủy quyền thiết kế lại có thể cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong những thiết kế thất bại – hãy nghĩ về điêu này, nếu sức mạnh niềm tin của Don Draper, giám đốc sáng tạo của Mad Men bị thổi phồng quá mức bởi nỗ ám ảnh mất thị trường trong môi trường kinh tế suy thoái. “Các công ty thiết kế nên đưa ra những câu hỏi xa và thông thông minh hơn khi bắt đầu những thay đổi để chắc chắn hiểu được nguyên nhân của những thay đổi này,” Richards nói. “Thật đáng buồn, một vài công ty thiết kế chỉ quan tâm đến quy trình thiết kế in ấn, họ thiết kế vì mục đích lợi nhuận, và tất cả những nguyên nhân bị ném qua cửa sổ.”
Có thể điều này đã xảy ra mới Arnell Group trong chiến lược tái thiết kế logo cho Pesi? Trong một báo cáo dài 27 trang với tiêu đề đơn giản “Breathtaking”,

Điều gì có thể xảy ra với Arnell Group tái thiết kế chiến dịch cho logo Pepsi cái mà bị tiết lộ trên Internet vào năm ngoái? Trong báo cáo 27 trang có tựa “Breathtaking,” tác giả đã chỉ ra những thay đổi, đó là hình vuông màu vàng (về mặt mỹ thuật, đó là hình thức ưa thích được tìm thấy trong những kiệt tác hội họa và kiến trúc như là Mona Lisa, Parthenon); Địa động lực từ trường; cách hòa âm bằng số của người Hindu. Đây là tất cả những gì được chuẩn bị cho cuộc cách mạng thiết kế của Pepsi.

Những thứ này có thể là quá uyên thâm đối với một hình ảnh trực quan. Pepsi cũng vướng vào những rủi ro do quá đơn giản quy trình, nó lấy logo cũ xoay chiều và làm méo cơn sóng trắng ở giữa. Trong khi có rất nhiều nghiên cứu về hình học, sự dao động chu vi, học thuyết màu sắc trong xây dựng thương hiệu, thì điều đáng chú ý ở đây là thiếu những thảo luận về bản thân sản phẩm hoặc người tiêu dùng.

Thay đổi quá mức
Tuy nhiên, với nghiên cứu phù hợp, chắc chắn và phản hồi của khách hàng, một thương hiệu có thể và nên đưa ra những quyết định có hiểu biết cho việc thiết kế lại bao bì hoặc logo của nó. “Mỗi thương hiệu nên nhìn vào bản thân nó trong một tấm gương 24/7 và so sánh bản thân nó với tất cả các đối thủ cạnh tranh,” Richards nói. “Nếu một thương hiệu đang ở vị trí dẫn đầu, thì nó nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy những tài sản chính của nó nhằm củng cố những yếu tố tạo nên sự dẫn đầu của nó”

Tất cả các bộ phận liên quan cần cẩn trong hoạt động làm mới thương hiệu. “Hiểu lịch sử thương hiệu,” Richards giải thích. “Nói và lắng nghe khách hàng trung thành. Điều này không phải là dán một nhãn hiệu đẹp lên một chiếc hộp và hy vọng bạn dành được một danh hiệu nào đó cho thiết kế của mình. Toàn bộ tài sản thương hiệu nên được xem xét cẩn thận tới tìm ra những giá trị, tài sản không thể thay đổi đối với khách hàng.
Thậm chí sau khi đã nghiên cứu cả trong và ngoài thương hiệu, vẫn còn nhiều nan giải, đó là tìm ra hướng đi cho việc đồng nhất hóa một bao bì của thương hiệu có tính hình tường, một nhãn hiệu hoặc logo trong khi vẫn phải duy trì những yếu tố nhận dạng tốt nhất của nó và tài sản thương hiệu đã được xây dựng sau nhiều năm. “Có một mối liên hệ giữa tính liên quan và tính thức thời,” Richards giải thích. “Việc làm mới đỏi hỏi những thủ thuật chỉ có thể học hỏi được sau nhiều năm kinh nghiệm. Tôi luôn nói với những nhà thiết kế bao giấy của mình rằng làm việc với những thương hiệu kém quyến rũ là công việc xây dựng các đặc tính, điều này dành cho những thương hiệu của các cửa hàng nhỏ bán quần áo và những mặt hàng mới ra, những thương hiệu đến, đi và trở thành nạn nhân của những xu hướng nhất thời”

Những nhà thiết kế nên biết về những thiết kế mới xung quanh họ, họ nên cẩn thận với những gì họ đang làm hàng ngày cho các thương hiệu mà họ đảm nhận nhiệm vụ phát triển, Richards nói. “Tôi yêu cầu tất cả các nhà thiết kế của mình luôn giữ bên họ tập thiết kế cá nhân, những thiết kế này sẽ được xem xét đánh giá trong những cuộc họp một – một’” anh ấy nói. “Tôi muốn biết động lực của họ là gì, điều gì truyền cảm hứng cho họ. Nó có thể là một tấm vé xem một buổi hòa nhạc hoặc những chi tiết về phong cách từ một mẫu thiết kế quảng cáo – không thành vấn đề, miễn sao họ hiếu kỳ về thế giới xung quang mình và tải thông tin từ những cuốn sách hơn là mang những thông tin này như những phiền nhiễu trong đầu. Rồi những phiền nhiễu đó có thể sẽ trở thành một phần không trong sạch trong tương lai của thương hiệu, kết quả tờ rơi là nó không tạo ra tiếng vang với người tiêu dùng.”

Xung đột cốt lõi
Câu đố hóc búa về chiếc hộp cảu Tropicana là một câu chuyện hấp dẫn dựa trên những điều diễn ra sau đó.
Đầu tiên, nỗi ám ảnh mang tên truyền thông, sự sống trên đau khổ của kẻ khác – hộp nước trái cây này là một trong những đề tài blog được quan tâm nhiều nhất trong tuần 23-27 tháng 2, chỉ đứng sau kế hoạch xây dựng chính phủ mới của Obama.

Sau đó, thậm chí card visit còn nhiều màu sắc hơn, đó là những thứ đến từ lòng trung thành thương hiệu và sự chấp thuận cuối cùng của PepsiCo đối với những người yêu vitamin C. Phản hồi về thiết kế của PepsiCo tới tấp bay về thông qua những lá thư, email, những cuộc gọi được sắp xếp theo thứ tự từ những ý kiến cho rằng đó là một mẫu thiết kế xấu cho đến những ý kiến bộc lộ sự bối rối – một vài khách hàng đi ngang qua kệ để sản phẩm Tropicana và nhầm tưởng đó là một nhãn hiệu nào đó. Richards nhận xet: “Một điều hiển nhiên từ góc độ kinh nghiệm của tôi, đó là những giá trị cốt lõi của thương hiệu đã bị vứt đi, thay vào đó là cái gì đó mang tính chung chung và khách hàng đã phản ứng lại”.

Tuy nhiên, cho dù đó là một sai lầm ngớ ngẩn về marketing, thì Tropicana cũng đã chứng mình cho mọi người thấy một điều, những người đứng đằng sau thương hiệu có đủ sự quan tâm đến thương hiệu tới giúp nó sửa chữa những sai lầm. “Tôi nghĩa đó là một sự may mắn cho Pepsi, khách hàng đã không phản ứng bằng cách quay lưng với thương hiệu,” Richards nói. “Chúng ta hẳn còn nhớ điều gì đã xảy ra với New Coke.”

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, lòng trung thành thương hiệu cho thấy thương hiệu đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của khách hàng. “Sự ra tăng những nhãn hiệu cá nhân là rõ ràng (64% vào năm ngoái), và nước cam ép là một chủng loại hàng hóa” Richards nói. “Nhưng khách hàng cần những “thương hiệu tiện nghi’ – cuối cùng thì thông điệp của những thương hiệu tiện nghi này sẽ được thông qua, và khách hàng sẽ là người luôn ủng hộ thương hiệu với sức mạnh không ngờ. Cho nên, khi thông điệp thương hiệu thay đổi quá nhiều như với Tropicana, người tiêu dùng sẽ cảm thấy như bị phản bội”

Cuộc cách mạng trong lòng công chúng đang bắt đầu tạo ra tiếng vang với các thương hiệu, họ đang chống lại việc tạo ra những điều tồi tệ. Ví dụ, gần đây người sử dụng Facebook không đồng ý với những điều khoản sử dụng dịch vụ của trang web này. Và kết quả là mạng xã hội này trở về với những điều khoản cũ. Khi CBS hủy bỏ chương trình giờ cao điểm Jericho, người hâm mộ giận dữ gửi 20 tấn đậu phộng đến văn phòng CBS, cuối cùng chương trình được khôi phục.

Có những thương hiệu đã giúp ý kiến của người tiêu dùng tiến thêm một bước xa hơn, cho cộng đồng tham gia vào việc thiết kế bao bì thực sự. Điển hình như Nestlé, nó đang sử dụng các mạng truyền thông để khơi gợi trong người tiêu dùng những ý tưởng đóng góp cho bao bì đóng gói mới của Goobers, Sno – Caps và Oh Henry. Eight O’Clock dẫn dắt người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thiết kế bao bì mới bằng hoạt động bỏ phiếu tại www.coffeeMaker.com.

Tất nhiên, người tiêu dùng được trao quyền đưa ra ý kiến, kế đến họ được cung cấp một laptop để tải phần mềm thiết kế đồ họa và hướng dẫn họ thiết kế bao bì đóng gói. “Tôi rất tin tưởng vào việc thúc đẩy khả năng của người tiêu dùng ở mọi cấp độ trong quy trình thiết kế” Richards nói. “Hãy lắng nghe họ, cho họ thấy họ biết những gì, lắng nghe một lần nữa rồi suy nghĩ về những gì bạn nghe được – hãy để những hình ảnh nói nên những điều đó và thể hiện lại chúng. 

Hãy đảm bảo rằng có một ý nghĩa nào đó sau mỗi hình ảnh và tất cả các từ. Hãy thực hiện một chuyến shopping cùng với khách hàng, bắt đầu từ thời điểm lên danh sách các cửa hàng tạp hóa cho đến thời điểm chọn hàng trên một kệ hàng; hãy tự mình làm những việc như thế. Nhưng đừng để khách hàng thiết kế: Thiết kê thương hiệu là một thủ thuật, không phải một cuộc thi sắc đẹp”

Bây giờ trở lại với bảng thiết kế (hay có thể không) cho Tropicana. Mẫu hộp cũ đang được mong đợi tái xuất hiện trở lại trong tháng này. Chỉ có một phần của thử nghiệm trị giá 35 triệu USD của Arnell là những bông hoa bằng nhựa hình quả cam xinh xắn, sẽ được giữ lại trên hộp Trop50 ít Calory. Chiến dịch quảng cáo hiện tại vẫn sẽ tiếp tục.

“Nên tôn trọng thương hiệu và vai trò của nó trong tim và tư tưởng của người tiêu dùng” Richards nói. “Sử dụng sản phẩm: Nó nếm, ngửi, nghe, cảm nhận nó trong đôi tay của bạn – nó như thế nào? Bạn có hiểu nó? Bạn có thể đánh giá cao tại sao người tiêu dùng khác cảm thấy thú vị với nó? Hãy thực hiện hành trình của một người tiêu dùng.”

Một khi bạn đã làm những điều trên, bạn có thể bắt tay vào tái thiết kế bao bì nếu điều đó thật sự cần. “Có rất nhiều thương hiệu thành công trong việc làm mới hình ảnh bên ngoài của mình và sự cảm nhận dựa trên những yếu tố phù hợp với rất ít ảnh hưởng lên người tiêu dùng trung thành – đó chính là nghệ thuật xây dựng thương hiệu. Khi bạn đi ngược trở lại và nhìn bao bì đóng gói của các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu quyền lực đã đứng vững trước thử thách của thời suốt hàng thập kỷ với nhiều thay đổi về xu hướng tiêu dùng, chúng cung cấp sự hiểu biết độc nhất vể phương pháp phát triển và quản lý giá trị cốt lõi của thương hiệu và duy trì sự tương thích với người tiêu dùng của hôm nay và tương lai.

Xu hướng bao bì



Trong một thế giới mà hiểu biết về thiết kế và óc thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhiệm vụ của các chuyên gia là phải nắm được những xu hướng hiện nay để tìm ra phương án hấp dẫn khách hàng nhất. 10 xu hướng được tổng hợp dưới đây có thể là cơ sở để các nhà thiết kế phát triển các ý tưởng mới, thậm chí là tạo dựng những khởi đầu trào lưu mới về bao bì, nhãn mác ...

1. Giãi bày, kể chuyện

Những thông tin về nguồn gốc của sản phẩm sẽ làm tăng sự tin cậy của khách hàng - chưa kể thực tế nội dung câu chuyện có thể ăn sâu vào trí nhớ của khách hàng. Đây là công cụ rất mạnh xét về khả năng tạo lập quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm. Từ chỗ chỉ có một vài mẩu nhỏ được in phía sau bao bì, xu hướng kể chuyện giờ đã phát triển thành những câu chuyện được in trực tiếp mặt trước bao bì: câu chuyện giờ đã trở thành một phần của thiết kế, tạo ra sự hấp dẫn và giải trí, mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng và khiến họ quan tâm tới bao bì. Một khi sự kết nối được tạo dựng, sức hút của sản phẩm sẽ tăng lên mạnh mẽ.

2. Vui nhộn

Bao bì cổ điển chỉ “chung thủy” với chức năng thông tin chi tiết và lợi ích của sản phẩm, nhất là những loại bao bì có nội dung rõ ràng, súc tích và đơn giản. Khi một thương hiệu có cá tính, nó sẽ trở nên hấp dẫn, quyến rũ và mang lại sự hài hước cho khách hàng. Tư duy xa hơn, hãy coi thương hiệu là nguồn tạo ra sự vui nhộn. Những dấu hiệu hài hước kỳ lạ (đôi khi là kỳ cục) sẽ tạo tính giải trí cho bao bì và khiến cho người tiêu dùng có căn cứ tin vào sản phẩm. Sự vui nhộn có thể làm nóng cả những bộ óc hoài nghi nhất. Sống ở trên đời, ai mà không mua sắm - vậy sao không tạo cho khách hàng những cảm giác vui nhộn bất ngờ?



in an bao bi, bao bi chat luong



3. In đậm

In đậm có nguồn gốc từ Pop Art, có pha trộn cảm xúc của những cuốn truyện tranh. Kiểu dáng in đậm của bao bì khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt với mọi sản phẩm khác trên giá hàng. Bao bì thường có màu sáng, đôi khi được tô điểm bằng những đường đen bao lấy hình vẽ. Có thể xem đây là một xu hướng tiến tới sự đơn giản, vì mơ ước của mọi chuyên gia thiết kế là được tạo ra những hình ảnh rõ ràng và ít rối rắm. Xu hướng in đậm đang phát triển và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với những loại sản phẩm cần vẻ ngoài mạnh mẽ. Xu hướng này cũng được sử dụng với những loại sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt, nhằm khẳng định sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường.

4. Hình ảnh thay lời muốn nói

Thông thường, người thiết kế hay chú trọng việc cung cấp mọi thông tin liên quan sản phẩm tới khách hàng thông qua bao bì mà quên mất rằng ngườ i tiêu dùng có thể bị nhiễu loạn bởi lượng thông tin dày đặc. “Hình ảnh thay lời muốn nói” là xu hướng tập trung cho sản phẩm thay vì thương hiệu, chú trọng việc tô đậm hình ảnh sản phẩm nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Để làm được điều này, người thiết kế thường sử dụng những bức ảnh mô tả đặc tính hay cảm xúc liên quan sản phẩm, hoặc tập trung vào những ích lợi mà khách hàng sẽ thu về khi tiêu dùng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng được phát triển từ ý tưởng đơn giản hóa và đang được nhiều thương hiệu mạnh sử dụng.

in an bao bi, bao bi chat luong

5. Thủ công

Càng muốn đơn giản hóa cuộc sống của chính mình, chúng ta càng muốn tìm kiếm vui thú và đam mê mỗi ngày. Các sản phẩm thủ công luôn được xem là đặc biệt và người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua chúng. Nhưng trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng cần có cảm giác tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Kiểu thiết kế thủ công, sử dụng những họa tiết “vẽ tay” sẽ tạo hiệu ứng thân thiện, khiến người tiêu dùng bằng các giác quan có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực tiếp. Nhìn những đồ họa (hình ảnh, chữ viết) được kết hợp khéo léo trên bao bì, khách hàng sẽ có cảm giác sản phẩm được làm riêng cho mình. Có thể xem thiết kế thủ công là một bước tiến từ mô hình sản xuất hàng loạt tới tiếp xúc nhân văn.

6. Phong cách sống

Có thể nói xu hướng này đã từng bị lạm dụng trong quảng cáo nhiều năm qua, nhưng với thiết kế bao bì, vai trò của nó khá hạn chế. Xu hướng “phong cách sống” chú trọng những lợi ích của sản phẩm và thương hiệu. Chuyên gia thiết kế tìm cách mô tả sản phẩm khi đang được sử dụng, thông qua những bức ảnh minh họa. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở châu Âu, trên bao bì thường có hình ảnh người tiêu dùng tỏ ra thích thú trải nghiệm sản phẩm. Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng này, thông qua hình ảnh người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm, hay vẻ mãn nguyện của họ sau khi dùng xong. Thông điệp hướng tới là khách hàng sẽ có cảm giác như đang tiến gần tới một phong cách sống nào đó.

7. Phỏng theo quá khứ

Xu hướng này đánh vào tình cảm của khách hàng, tạo cảm xúc về quá khứ, hay làm sống lại trong họ những kinh nghiệm tích cực trước đây về sản phẩm. Đây là lý do tại sao những sản phẩm như Izze lại sử dụng những biểu tượng của những năm 60 trên bao bì. Rõ ràng, việc khơi dậy tình cảm hoài cổ không phải là ý tưởng mới, nhưng quá khứ mà chúng ta mô phỏng phải thường xuyên được cải biến, thay đổi. Xu hướng này không phải là sự bắt chước hoàn hảo, nói cách khác là sự mô phỏng 100% thiết kế năm xưa; thay vào đó, những chuyên gia thiết kế tài năng sẽ chỉ giữ lại một số yếu tố đặc thù và bổ sung những nét mới, tạo ra những “xúc cảm đương thời” trong người tiêu dùng của ngày hôm nay.

in an bao bi, bao bi chat luong

8. Càng ít càng tốt

Nhiều năm qua, xu hướng “càng ít càng tốt” dường như đã trở thành chủ đề tranh luận trong cộng đồng thiết kế. Sự đơn giản thường được xem là mơ ước của các chuyên gia thiết kế và cả những người tiêu dùng - nó khiến nhiều thứ trở nên dễ dàng và có tính thuyết phục hơn. Cách tiếp cận này thường được dùng để gợi ra một sự tao nhã thầm lặng hay để tập trung truyền tải ý tưởng chỉ đạo. Trong năm 2008, ngoài xu hướng này, chúng ta có thể thấy những biến tấu khác của sự đơn giản hóa như “hình ảnh thay lời muốn nói” hay “vui nhộn, bất ngờ” đã trình bày trên đây.

 9. Tự do biểu đạt

Xu hướng này nhấn mạnh sự biểu đạt nghệ thuật một cách tự do trong thiết kế bao bì, dùng sáng tạo thẩm mỹ để gây bất ngờ và tạo sự ưa thích cho các nhóm khách hàng trẻ tuổi. Có thể quan sát nhưng thật khó mô tả xu hướng này bởi tính chất đa dạng của những giải pháp, tuy nhiên điểm chung nhất chính là cách tiếp cận hoàn toàn mới, thậm chí ngược hẳn với kiểu bao bì sản phẩm truyền thống, lấy sáng tạo làm động lực và “phó thác” cho ý tưởng nghệ thuật lan tỏa, tuy nhiên phải tôn trọng nguyên tắc không tác động tiêu cực tới các lợi ích của sản phẩm và thương hiệu.

10. Xanh lá

Xu hướng này lan truyền khá nhanh và đang thu hút sự quan tâm với hầu hết các thương hiệu, vì nó ảnh hưởng tới mọi mặt của bao bì - từ thu thập nguyên liệu đầu vào cho tới tái chế để tái sử dụng. Gắn kết với xu hướng xanh là sự nổi lên của phong trào “tư duy toàn cầu, mua hàng địa phương”; cả hai đều hướng tới việc giảm thiểu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và đóng gói, đưa các sản phẩm địa phương ra thị trường. Trong cuốn sách “Sinh thái học Thương mại”, tác giả Paul Hawken cho rằng nếu doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động tái chế và xử lý chất thải doanh nghiệp sẽ rất dễ ghi điểm trong thị trường. 10 năm sau, ý tưởng của Hawken đã được thừa nhận rộng rãi. Xu hướng xanh đang từng bước in dấu trên trái đất và với nhiều người tiêu dùng, nó đã trở thành một lối sống.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Nhãn mác, bao bì có tầm quan trọng gì?



Việc công bố đầy đủ, rõ ràng các thông tin cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm trên bao bì, nhãn mác là điều quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
 
 Các con số to nhỏ thể hiện trên bao bì luôn nói lên giá trị của sản phẩm và người tiêu dùng không nên bỏ qua chi tiết này khi chọn mua hàng. Mua hàng theo thói quen thương hiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì mà không lưu tâm đến các thông tin trên nhãn mác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mua phải hàng giả, nhái hay hàng kém chất lượng.

Do vậy, nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn. Và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8 ở Hà Nội, ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Thực trạng hiện nay là không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khi trình bày nhãn mác sản phẩm đã thiếu minh bạch hoặc không trung thực trong thông tin giới thiệu sản phẩm...
  
in an bao biĐiều này dẫn đến việc người tiêu dùng ngộ nhận về tính năng của hàng hóa, sản phẩm và thất vọng khi không được như mình trông đợi. Đây là hiện tượng không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khiến họ thiệt hại vì mua phải hàng hóa không đúng với giá trị”.

Trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự kiến được trình Quốc hội thông qua trong năm nay có điều khoản quy định nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch. Hiện nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hàng hóa được thể hiện cụ thể trên nhãn mác.

Đây là căn cứ giúp tiêu dùng nhận biết, lựa chọn và sử dụng; giúp nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, nội dung của chỉ dẫn trên nhãn mác. Bởi vậy, theo ông Bạch Văn Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến người tiêu dùng, tuyên truyền và hướng dẫn cho họ về thói quen đọc hiểu bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp họ chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mình mua.

Ví dụ thông tin về độ tuổi của sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với một số ngành hàng đồ gỗ, các loại thực phẩm cần ủ men, rượu, xì gà... vì nó thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm. Với những loại sản phẩm này, độ tuổi càng cao, giá trị sản phẩm càng lớn.

Cũng trong hội thảo "Những con số biết nói", ông Peter Prentice - người đạt danh hiệu “Keeper & Master of The Quaich” (danh hiệu dành cho người có cống hiến lớn cho ngành sản xuất whisky, ngành công nghiệp nổi bật của Scotland), đã nêu một vài dẫn chứng thú vị trong lĩnh vực của mình. Đối với các sản phẩm whisky thì thông tin bao bì gần như là nguồn duy nhất để người tiêu dùng tự thẩm định giá trị của hàng hóa trước khi mua hàng. Đây là một trong các dòng sản phẩm thuộc loại "hàng càng lâu năm càng quý".

Con số về độ tuổi sản phẩm luôn được ghi trên bao bì theo như điều lệ của Hiệp hội đại diện cho loại thức uống nổi tiếng của Scotland này. Đó là con số năm tối thiểu bắt buộc của các loại thức uống ủ trong thùng gỗ sồi được đem pha với nhau. Thông thường là các con số như 12 - 18 - 25 năm... vừa để công bố về độ tuổi, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm. Riêng đối với những loại không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu chỉ có tối đa là 3 năm tuổi.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Nhãn mác quần áo có ý nghĩa gì?



Nhãn mác là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng. Với một nhãn mác in với chất lượng cao và đồng đều sẽ là một lợi thế làm kích thích thị giác của người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tiếp thị bán hàng đạt được hiệu quả cao. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm bớt nguy cơ hàng giả làm giảm lợi nhuận và gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh doanh nghiệp. Với số lượng in ấn lớn thì vấn đề giá thành cũng trở thành một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác.

Cũng như khi bạn tiêu tốn thời gian làm ra những bộ y phục chuyên nghiệp, bạn sẽ muốn những nhãn hiệu y phục cũng chuyên nghiệp như vậy. Nhãn mác thời trang tượng trưng cho tên tuổi của bạn trong mắt người mua và đóng vai trò là một hình thức cơ bản của việc quảng cáo lâu dài cho dòng sản phẩm thời trang của bạn.
nhan mac quan ao

Là một nhà thiết kế thời trang, bạn hầu như hiểu được tầm quan trọng của sự lựa chọn của chính mình trong những nhãn hiệu quần áo. Nếu bạn là một cửa hàng bán quần áo nhỏ, hoặc một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, nhãn mác quần áo tượng trưng cho công việc kinh doanh của bạn một thời gian dài sau khi sản phẩm rời cửa hàng.

Tạo nên những sự lựa chọn nhãn mác thời trang đúng đắn cho sản phẩm của bạn là một trong những quyết định kinh doanh to lớn nhất mà bạn sẽ phải thực hiện trong công việc kinh doanh của mình. Mặc dù một nhãn mác là tương đối nhỏ, nhưng nó rất có tiềm năng trong việc nói với khách hàng rất nhiều về tiêu chuẩn chất lượng và doanh nghiệp của bạn. Bạn muốn có một nhãn hiệu chất lượng cao có thể đứng vững qua thử thách thời gian. Khi ai đó hỏi một trong những khách hàng của bạn “Này, bạn tậu được mẫu trang phục tuyệt vời ở đâu thế ?”. Họ có thể trả lời bằng cách cho người đó thấy chất lượng cao của bạn, và đó vẫn là một nhãn hiệu có thể đọc được.

Không phải tất cả những nhãn mác thời trang đều được tạo ra cùng phương pháp hoặc tiêu chuẩn. Có một sự đa dạng rộng rãi trong việc sử dụng chất liệu vải, kích cỡ và cả phong cách. Trước khi bạn ra một quyết định kinh doanh quan trọng về việc nhãn hiệu nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bạn, rất quan trọng để bạn hiểu rõ về sự đa dạng của nhãn hiệu quần áo đó càng nhiều càng tốt.

 nhan mac quan ao

Có hai loại sản phẩm và nhãn hiệu thời trang cơ bản – hoa văn và dệt thêu. Những nhãn hiệu hoa văn thường được in trên những chất liệu như satanh, acetat, polyetxe, nylon và vải cotton chéo. Những nhãn hiệu trang phục hoa văn thường có sẵn vô số các kích cỡ, màu sắc, và lựa chọn. Lợi thế lớn nhất của nhãn hiệu hoa văn là chúng không đắt tiền như nhãn hiệu được dệt thêu.

Những mẫu trang phục dệt thêu có nhiều phong cách đa dạng. Bạn có thể tìm thấy chúng là những mẫu đơn giản, với ôm phần cuối, phần giữa, hoặc phần cổ. Một phong cách thích hợp cũng quan trọng trong việc quyết định nên chọn trang phục in sẵn hay dệt thêu. Bạn sẽ cần phải quyết định nơi nào mà nhãn hiệu sẽ được sử dụng và cái nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn.

 nhan mac quan ao

Một khi bạn chọn được nhãn hiệu quần áo thích hợp, thì việc tìm được một công ty uy tín để làm ra nhãn hiệu sản phẩm của bạn là thực sự quan trọng. Bạn nên tìm kiếm một công ty chuyên nghiệp và có hứng thú giúp đỡ việc kinh doanh của bạn hơn là thế mạnh mấu chốt của công ty đó. Một công ty lý tưởng sẽ sẵn sàng và có thể giúp bạn tạo ra quyết định mạnh mẽ về việc sử dụng nhãn hiệu nào và bạn muốn nhãn hiệu đó trông như thế nào.

In nhãn mác (nhãn dệt, nhãn in) quần áo

Nhãn mác sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để nhận biết thương hiệu sản phẩm và là nguồn gốc chứng minh xuất xứ nguồn hàng cũng như là thông tin bắt buộc phải có trong nhãn hàng hóa để lưu hành được trên thị trường hiện nay.

in nhan mac quan ao

Chất liệu thường dùng giấy Couches có nhiều định lượng để bạn chọn sau đó cán bóng, hoặc cán mờ để bảo quản khi dính nước.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm được làm theo kiểu dáng khác nhau.
Chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn. Nhận tư vấn và thiết kế miễn phí khi in nhãn mác quần áo số lượng từ nhỏ đến lớn với giá cả phải chăng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những mẫu nhãn mác thiết kế và in ấn đẹp, chuyên nghiệp khẳng định được đẳng cấp và thương hiệu của bạn.