Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tem, nhãn mác và chất lượng của sản phẩm


Hiện nay tình trạng hàng giả, nhái và kém chất lượng đang là tình hình chung ở mọi nơi, việc mua một sản phẩm thì mọi người rất lúng túng khi lựa chọn. Vi dụ: Chị Huyền, trú ở phường Khương Trung, cho biết, chị cảm thấy lúng túng khi ra chợ mua thực phẩm, kể cả tìm đến những cửa hàng bán thực phẩm sạch thì chị vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Chấp nhận mua với giá cao hơn nhưng chị cũng không thể khẳng định được sản phẩm đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không.

Quả thật, tình trạng kiểm soát tem, nhãn mác chất lượng cũng như chất lượng hàng hóa đang là một trong nhiều vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Bởi các cơ quan quản lý cũng không thể khẳng định 100% sản phẩm được dán tem, nhãn mác đều đảm bảo VSATTP. Vì không đủ nhân lực để quản lý và kiểm soát được toàn bộ thị trường, cho nên, mọi thông tin chủ yếu đều xuất phát từ người tiêu dùng, những thông tin thực tế và đa dạng. Mặc dù vậy, nhiều người tiêu dùng lại không biết hoặc có biết cũng không “mặn mà” khi điện thoại báo sự việc cho các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một phần vì họ cảm thấy khá “loằng ngoằng” khi báo một sự việc nhỏ của bản thân.

in nhan mac, lam nhan mac, nhan mac

Trao đổi với PV, bà Tuyên, trú ở phường Trương Định, cho biết, cuối năm 2012 bà có mua sữa Ensure loại 900 gram tại đại lý 57 phố Nguyễn An Ninh (quận Hoàng Mai) nhưng do thấy giá bán thấp hơn các nơi khác và người chủ cửa hàng hỏi mua lại vỏ hộp sữa Ensure với mục đích để trưng bày. Giá người chủ hàng đề nghị mua lại là 5.000 đồng/hộp, cao hơn nhiều so với việc bán đồng nát. Điều này khiến bà cảm thấy hoài nghi và gọi điện cho cơ quan chức năng để phản ánh. Tuy nhiên, “con đường” tìm nơi phản ánh sự việc của bà Tuyên gặp khá nhiều khó khăn và phiền toái. Bà gọi điện đến nơi này thì họ lại giới thiệu và cho số điện thoại của nơi khác, số điện thoại bà có thì dày lên còn sự việc thì vẫn chưa được giải quyết.

Dường như, chúng ta đang thiếu một sự gắn kết, một địa chỉ tin cậy để người dân biết và phản ánh những sự việc “tiêu cực” trong lĩnh vực tiêu dùng. “Rườm rà” là suy nghĩ của một số người tiêu dùng khi phản ánh một sự việc nào đó cho các cơ quan quản lý. Họ phải trải qua quá nhiều “khâu” và “công đoạn” ...? Đó là một sự việc nhỏ với một người tiêu dùng nhưng nó có thể ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của nhiều người tiêu dùng khác.

Theo một số nhà quản lý, sở dĩ vai trò của các hiệp hội, tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đang còn khá “mờ nhạt” trong mắt người tiêu dùng bởi một số lý do: Thứ nhất, việc phổ biến, tuyên truyền về lợi ích trong việc cung cấp thông tin về các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng cho người tiêu dùng vẫn chưa được rộng rãi. Nhiều người tiêu dùng còn chưa biết vai trò cũng như số điện thoại nhận phản ánh hoặc địa chỉ, trang web của các hiệp hội, tổ chức.

Thứ hai, những vụ việc nhỏ, lẻ và có giá trị kinh tế thấp nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình chặt chẽ cũng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy “oải” và không “mặn mà” khi phản ánh.

Thứ ba, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự “cảm nhận” được sự phối hợp và liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức và các cơ quan chức năng. Một số người tiêu dùng cho rằng các hiệp hội, tổ chức vẫn còn khá “thụ động” và chủ yếu chỉ trông chờ vào thông tin, đơn khiếu nại của người tiêu dùng thì bắt đầu mới đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều mà người tiêu dùng mong muốn là các hiệp hội, tổ chức nên theo sát các vụ việc liên quan đến quyền lợi của họ, từ khi có sự việc đến lúc có kết luận và biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như những loại thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc bị phát hiện và bắt giữ, khiến cho người tiêu dùng tỏ ra bức xúc và gây ra tâm lý hoang mang.

Có thể thấy, các hiệp hội và tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại nước ta chưa thực sự tạo dựng được chỗ đứng cũng như là chỗ dựa tin cậy trong lòng của đông đảo người dân. Người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy khá “cô đơn” và lẻ loi khi đứng ra đấu tranh quyền lợi của bản thân.

Nên chăng, các hiệp hội, tổ chức nên đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để người tiêu dùng biết và hiểu được rõ sự cần thiết trong cung cấp thông tin của các sản phẩm, hàng hóa gây tổn hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, các đơn vị cũng nên chủ động trước những thông tin được nghe và phản ánh từ người tiêu dùng, tránh “bắt” người tiêu dùng trải qua những thủ tục “rườm rà” rồi mới giải quyết. Có như vậy, các hiệp hội và tổ chức mới thực sự là bạn “đồng hành” trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét