In ấn được ra đời khi nào ?
Người đầu tiên học được ngành in tại Việt Nam là ai?
Ông
Tổ trong nghề in ấn của Việt Nam ?
Thám
hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu,
là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và
đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục
(nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.
Nhờ
hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in ấn mộc bản ở đây. Khi về nước,
ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông,
khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là
ông tổ sáng lập ra nghề in ấn ở Việt Nam .
Mặc
dù nghề in ấn đã có trước đó,
nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.
Nhờ
có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc
ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở
đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người
thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18
(1697).
Để
ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng
và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu
Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9
(âm lịch) hàng năm.
Sưu tầm thông tin trực
tuyến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét