Một nhãn hiệu/nhãn mác mạnh luôn gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng – tạo nên sự khác biệt và ấn tượng mạnh.
Thường thì nhãn hiệu/nhãn mác sẽ thay cho cả cụm từ định
nghĩa về hàng hóa. Ví như, chỉ cần nói “cho một gói OMO” hay “cho một chai
Tiger”… là sẽ có được cái mình cần, không cần giản thích thêm các từ “bột giặt”
hay “bia” vào bên cạnh nhãn hiệu.
Để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, doanh nghiệp
nên chú ý đến các yếu tố sau.
Phân tích kỹ các thông
ty về thị trường mà DN dự định đưa nhãn hiệu vào kinh doanh, như thông ty về
ngân hàng, về tình hình cạnh tranh, về xu hướng tiêu dung và về các kênh truyền
thông, phân phối, chính sách của Nhà nước..
Phân tích các đối thủ
cạnh tranh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tài chính, cách họ phân
phối…
Tìm hiểu, nghiên cứu
và lựa chọn khách hàng và mục tiêu của họ căn cứ vào nhân khẩu học, xã hội học,
tâm lý học và địa lý học nhằm đánh giá khả năng ghi nhận, khả năng phát âm và
truyền khẩu, cũng như các yếu tố về ngôn ngữ Việt Nam (có dấu) khi đăng ký ở nước
ngòai thì sẽ khó phát âm và khả năng ghi nhớ sẽ rất thấp…
Chiến lược định vị
thương hiệu, nhằm chọn cho nhãn hiệu của mình một đặc tính riêng biệt, phù hợp
với tính chất của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng.
Ví như Tiger là loại bia cao cấp giúp nhóm khách hàng “vươn lên” thể hiện mình:
hay Saigon Special là loại bia nội địa cao cấp nhất giúp cho những người thuộc
nhóm thành đạt thể hiện tự hào về bản than.
Tìm hiểu văn hóa để
tính đến khả năng phát triiển nhãn hiệu ở thị trường kinh doanh . Ví như các biểu
tượng “con lợn”, “con bò” thì phát triển ở thị trường có dân Hồi giáo sinh sống.
Thiết kế nhãn hiệu
Việc tạo ra nhãn hiệu
bằng chữ, hình hoặc hình chữ kết hợp là theo lựa chọn của DN. Nhưng cần nhớ rằng
không phải tất cả những dấu hiệu tạo ra đều được pháp luật bảo hộ với danh
nghĩa là nhãn hiệu.
Các dạng của nhãn hiệu
bao gồm nhãn hiệu là tên người (Sơn Bạch Truyết, May Hồng Ngọc, Honda, Ford,
Boeing), tên địa danh (Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Kẹo dừa Bến Tre, Xi măng Bỉm
Sơn), tên sự vật (Bánh Kinh Đô, Diêm Thống Nhất, Gạch Đồng Tâm, Khách sạn
Horizon), tên tự đặt (Sứ Thanh Thanh, Sony, OMO, Microsoft), hay tên ghép
(Vinataba, Vinamilk, Miliket, Lioa, Halida, Huda, Xunhasaba).
Mỗi DN có thể có nhiều
nhãn hiệu. Tuy nhiên, với các nhãn hiệu thành công (đã được sử dụng lâu dài do
chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dung) thì nên
giữ gìn và tập trung phát huy vai trò các nhãn hiệu đó mà không thay thế bằng
nhãn hiệu khác. Có thể sử dụng thành phần riêng biệt trong tên thương mại làm
nhãn hiệu. Trong trường hợp đó, nhãn hiệu nói trên cần được xây dựng để trở
thành một “nhãn hiệu cơ bản”, dựa theo đó mà tạo thêm các “ nhãn hiệu cùng họ”,
bao gồm nhãn hiệu cơ bản và nhãn hiệu khác thêm vào. Ví dụ, “Honda” là phần
phân biệt trong tên thương mại của công ty Honda (Nhật Bản) đã được dung làm
trong nhiều sản phẩm có thêm các nhãn hiệu cơ bản Suzuki, nhãn hiệu cùng họ
Visa, Best.
Nhãn hiệu không chỉ
dưới dạng chữ mà có thể dướidạng hình vẽ, hình ảnh. Dù sử dụng chữ hay hình ảnh
làm nhãn hiệu đều luôn luôn phải chú ý yêu cầu dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người
nọ sang người kia. Khả năng này càng cao thì càng dễ quảng bá nhãn hiệu. Mỗi
nhãn hiệu mới ra đời đều phải bảo đảm không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của người khác và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác với phần phân biệt trong tên thương mại, với kiểu dáng công nghiệp của
người khác và cả với chỉ dẫn địa lý. Nhất thiết phải kiểm tra, đối chiếu với
các đối tượng trên đã có trong thời điểm khai sinh ra nhãn hiệu mới.
Danh mục các nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghệip nói trên được các cơ quan sở hữu công nghiệp (cơ quan
sang chế và nhãn hiệu) của các quốc gia công bố. danh mục tên thương mại cũng
được cơ quan làm thủ tục đăng ký DN công bố. Không nên (và không được) sử dụng
các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hoặc các dấu bị pháp luật về nhãn hiệu
hàng hóa loại trừ. Khi thiết kế nhãn hiệu cũng cần lưu ý đến việc thể hiện,
khía cạnh mỹ thuật trình bày của nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu được trình bày càng đẹp,
càng độc đáo thì càng gây ấn tượng và thiện cảm cho khách hàng, đồng thời làm nổi
bật phạm vi (ranh giới) phân biệt của
nhãn hiệu so với nhãn hiệu khác.