Hiển thị các bài đăng có nhãn in an nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in an nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Rượu không nhãn mác cấm lưu hành

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh rượu thủ công (rượu tự nấu) muốn bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất; trên sản phẩm phải có nhãn mác, phải đăng ký với chính quyền địa phương… Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày Nghị định 94 của Chính phủ có hiệu lực pháp luật, ngoài thị trường vẫn tràn lan rượu tự nấu không nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác.

Ngang nhiên vi phạm



Có mặt tại các quán ăn, quán nhậu trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.HCM,… không khó để kiếm được loại rượu tự nấu hoặc loại rượu quê do các cơ sở tư nhân, hộ gia đình tự nấu. Điều đặc biệt ở chỗ, theo quy định, những loại rượu này đều phải dán nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trên vỏ chai, can nhựa đựng rượu…, nhưng tuyệt nhiên không có. Trước thắc mắc của PV, anh Nguyễn Văn Linh, chủ một nhà hàng trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi chỉ bán hàng vào buổi tối, cũng nghe láng máng là bán rượu phải có nhãn mác. Tuy nhiên, cửa hàng của chúng tôi nhập hàng trăm lít rượu từ các cơ sở sản xuất rượu khác nhau, nhưng có thấy các cơ sở cung cấp rượu nào dán nhãn mác theo quy định đâu. Để phục vụ nhu cầu của khách, hàng ngày chúng tôi vẫn bán vài ba chục lít rượu tự nấu là chuyện bình thường”.

Một cơ sở nấu rượu thủ công

Cùng chung quan điểm, anh Nguyễn Thắng Thu, chủ quán vịt cỏ Vân Đình ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhấn mạnh: “Theo quy định, rượu tự nấu phải đăng ký, dán nhãn mác, nhưng phần lớn khách hàng đều không quan tâm hay mặn mà gì với những quy định trên. Phần lớn khách đến ăn chỉ chú ý đến chất lượng rượu và mức giá bán mà thôi. Nếu rượu nhạt thì họ phản ánh ngay lập tức, thậm chí lần sau không bao giờ đến ăn uống nữa. Chính vì vậy, người kinh doanh chúng tôi cũng chỉ quan tâm, chú ý đến những cơ sở sản xuất rượu đạt chất lượng mới dám mua về bán cho khách hàng sử dụng”.

Vì sao khó xử lý?

Nghị định 94/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định rất rõ, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.

Thế nhưng, tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, đa phần các địa phương mới dừng ở mức độ tuyên truyền và nhắc nhở người dân thực hiện theo quy định. Ông Nguyễn Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) cho biết: “Khi nhận được Nghị định 94, UBND xã đã chỉ đạo cho thôn tuyên truyền về nghị định này đến người dân để họ thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng các thủ tục đăng ký rườm rà nên chưa đến đăng ký. Nhưng thực ra, thủ tục đăng ký rất nhanh gọn, cán bộ kinh tế của xã luôn mở cửa trong giờ hành chính để làm thủ tục cho các hộ sản xuất rượu thủ công đến đăng ký, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đến. Nếu thời gian nữa mà người dân vẫn không chấp hành, không đến đăng ký, xã sẽ thành lập đoàn kiểm tra đến từng hộ, ai không đăng ký sẽ làm mạnh tay”, ông Nguyễn Văn Tiển nhấn mạnh.

Theo ý kiến của các cơ sở sản xuất rượu thủ công tại một số làng nghề sản xuất rượu, đến thời điểm này Nghị định 94 vẫn chưa được tuyên truyền rộng rãi. Khi người dân chưa biết những quy định trong Nghị định 94 thì khó mà có thể chấp hành tốt. Nhiều ý kiến băn khoăn, không biết ai sẽ xử lý và xử lý như thế nào, mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?

Trước vấn đề này, anh Nguyễn Thành Hưng, chủ cơ sở sản xuất rượu tự nấu ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng chỉ nghe qua Nghị định 94 trên tivi, chứ thực chất chưa hiểu rõ nội dung chính của Nghị định liên quan đến sản xuất rượu thủ công như thế nào. Nếu không biết, mà chưa được tuyên truyền nhắc nhở thì tôi vẫn sẽ sản xuất. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn là nếu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì ai sẽ là người đi kiểm tra, xử lý vi phạm và mức phạt ra sao…”.

Còn anh Nguyễn Văn Tài, chủ cơ sở sản xuất rượu thủ công ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết thêm: “Mặc dù tôi có đọc qua Nghị định 94, trong Điều 24 quy định về xử lý vi phạm vẫn chỉ ghi chung chung “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như thế, nếu vi phạm bị xử phạt hành chính là bao nhiêu với các cơ sở sản xuất rượu thủ công, ai sẽ là người xử lý…, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến người dân chưa biết phải xoay xở ra sao…”.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Nhãn hiệu và những điều cần lưu ý


Một nhãn hiệu/nhãn mác mạnh luôn gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng – tạo nên sự khác biệt và ấn tượng mạnh.

 Thường thì nhãn hiệu/nhãn mác sẽ thay cho cả cụm từ định nghĩa về hàng hóa. Ví như, chỉ cần nói “cho một gói OMO” hay “cho một chai Tiger”… là sẽ có được cái mình cần, không cần giản thích thêm các từ “bột giặt” hay “bia” vào bên cạnh nhãn hiệu.

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan, mac

Để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, doanh nghiệp nên chú ý đến các yếu tố sau.

Phân tích kỹ các thông ty về thị trường mà DN dự định đưa nhãn hiệu vào kinh doanh, như thông ty về ngân hàng, về tình hình cạnh tranh, về xu hướng tiêu dung và về các kênh truyền thông, phân phối, chính sách của Nhà nước..

Phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tài chính, cách họ phân phối…

Tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn khách hàng và mục tiêu của họ căn cứ vào nhân khẩu học, xã hội học, tâm lý học và địa lý học nhằm đánh giá khả năng ghi nhận, khả năng phát âm và truyền khẩu, cũng như các yếu tố về ngôn ngữ Việt Nam (có dấu) khi đăng ký ở nước ngòai thì sẽ khó phát âm và khả năng ghi nhớ sẽ rất thấp…

Chiến lược định vị thương hiệu, nhằm chọn cho nhãn hiệu của mình một đặc tính riêng biệt, phù hợp với tính chất của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng. Ví như Tiger là loại bia cao cấp giúp nhóm khách hàng “vươn lên” thể hiện mình: hay Saigon Special là loại bia nội địa cao cấp nhất giúp cho những người thuộc nhóm thành đạt thể hiện tự hào về bản than.

Tìm hiểu văn hóa để tính đến khả năng phát triiển nhãn hiệu ở thị trường kinh doanh . Ví như các biểu tượng “con lợn”, “con bò” thì phát triển ở thị trường có dân Hồi giáo sinh sống.

Thiết kế nhãn hiệu

Việc tạo ra nhãn hiệu bằng chữ, hình hoặc hình chữ kết hợp là theo lựa chọn của DN. Nhưng cần nhớ rằng không phải tất cả những dấu hiệu tạo ra đều được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.

Các dạng của nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu là tên người (Sơn Bạch Truyết, May Hồng Ngọc, Honda, Ford, Boeing), tên địa danh (Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Kẹo dừa Bến Tre, Xi măng Bỉm Sơn), tên sự vật (Bánh Kinh Đô, Diêm Thống Nhất, Gạch Đồng Tâm, Khách sạn Horizon), tên tự đặt (Sứ Thanh Thanh, Sony, OMO, Microsoft), hay tên ghép (Vinataba, Vinamilk, Miliket, Lioa, Halida, Huda, Xunhasaba).

Mỗi DN có thể có nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, với các nhãn hiệu thành công (đã được sử dụng lâu dài do chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dung) thì nên giữ gìn và tập trung phát huy vai trò các nhãn hiệu đó mà không thay thế bằng nhãn hiệu khác. Có thể sử dụng thành phần riêng biệt trong tên thương mại làm nhãn hiệu. Trong trường hợp đó, nhãn hiệu nói trên cần được xây dựng để trở thành một “nhãn hiệu cơ bản”, dựa theo đó mà tạo thêm các “ nhãn hiệu cùng họ”, bao gồm nhãn hiệu cơ bản và nhãn hiệu khác thêm vào. Ví dụ, “Honda” là phần phân biệt trong tên thương mại của công ty Honda (Nhật Bản) đã được dung làm trong nhiều sản phẩm có thêm các nhãn hiệu cơ bản Suzuki, nhãn hiệu cùng họ Visa, Best.

Nhãn hiệu không chỉ dưới dạng chữ mà có thể dướidạng hình vẽ, hình ảnh. Dù sử dụng chữ hay hình ảnh làm nhãn hiệu đều luôn luôn phải chú ý yêu cầu dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người nọ sang người kia. Khả năng này càng cao thì càng dễ quảng bá nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu mới ra đời đều phải bảo đảm không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác với phần phân biệt trong tên thương mại, với kiểu dáng công nghiệp của người khác và cả với chỉ dẫn địa lý. Nhất thiết phải kiểm tra, đối chiếu với các đối tượng trên đã có trong thời điểm khai sinh ra nhãn hiệu mới.

Danh mục các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghệip nói trên được các cơ quan sở hữu công nghiệp (cơ quan sang chế và nhãn hiệu) của các quốc gia công bố. danh mục tên thương mại cũng được cơ quan làm thủ tục đăng ký DN công bố. Không nên (và không được) sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hoặc các dấu bị pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa loại trừ. Khi thiết kế nhãn hiệu cũng cần lưu ý đến việc thể hiện, khía cạnh mỹ thuật trình bày của nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu được trình bày càng đẹp, càng độc đáo thì càng gây ấn tượng và thiện cảm cho khách hàng, đồng thời làm nổi bật phạm vi (ranh giới) phân biệt  của nhãn hiệu so với nhãn hiệu khác.

Thương hiệu Nike



Logo Nike Swoosh diễn tả chiếc cánh của bức tượng thần vĩ đại ở Hy Lạp. Vị nữ thần chiến thắng, Nike, nguồn cảm hứng của rất nhiều những chiến binh vĩ đại và dũng cảm. Cùng với những truyền thuyết của mình, người Hy Lạp đã tự hào nói rằng “ Khi chúng tôi đến chiến trường và giành chiến thắng, chúng tôi nói đó là Nike.”
Từ một khởi đầu rất khiêm tốn đến một tương lai đầy hứa hẹn, Nike Inc. đã mở rộng tầm với của mình ra khắp thế giới. Từ những đôi giày thể thao đến những trang thiết bị và cả trang sức đến từng chi tiết, phụ tùng mang nhãn mác Nike, Nike đã tạo nên sự đột phá trong kinh doanh trang phục thể thao.

Ngoài sự hỗ trợ của những ngôi sao như Michael Jordan, Andre Agassi, Roger Federer, chị em nhà Wiliams và nhiều nhân vật khác nữa, Nike còn được ca tụng bởi phương châm làm việc của họ “ đem đến nguồn cảm hứng và tính sáng tạo cho tất cả vận động viên toàn thế giới”.

Đơn giản, cơ động , và chắc chắn. Đó là những từ ngữ được dùng để diễn tả Logo “Swoosh” của Nike, 1 trong những biểu tượng nổi tiếng khắp toàn cầu. Logo đầu tiên của Nike được thiết kế bởi Crolyn Davidson vào năm 1971 chỉ với 35$. Phil Knight, người thành lập nên Blue Ribbon Sports Inc, đã tuyển dụng Davidson làm người thiết kế logo cho những đôi giày của công ty. Dù cho thiết kế này không được sự để ý của Knight, nhưng Logo  Nike “Swoosh” lại được sử dụng đến tận hôm nay.


Ban đầu, biểu tượng này  được xem như một mảnh vải, nhưng sau đó được chuyển thành “Swoosh” để diễn tả cấu trúc của những đôi giày mang thương hiệu Nike. Mùa xuân năm 1972, đôi giày đầu tiên của Nike mang logo Swoosh được ra mắt. Sau đó, logo này của Nike đã được đăng ký bản quyền vào năm 1995 và trợ thành biểu tượng của công ty liên doanh Nike. Bên cạnh đó, Logo của Nike còn đóng góp một phần rất lớn vào sự thành công của thương hiệu này.