Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Làm nhãn áo, nhãn quần, mác áo, mác quần 2013


Bạn là cơ sở may mặc. Bạn đang tìm chổ làm nhãn mác quần áo giá tốt và chất lượng - hợp xu hướng thời trang. Bạn đang thắc mắc về mẫu mã và đang có nhu cầu về làm nhãn mácin nhãn mác và tìm cơ sở in nhãn mác, làm nhãn mác.


Hãy liên hệ với chúng tôi. Apsara

nhan mac apsara


Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dệt nhãn satin, dệt 2 da, dệt thường, nhãn in, nhãn giấy…. quý khách hãy yên tâm khi đặt hàng với chúng tôi, APSARA sẽ tư vấn để quý khách có được một sản phẩm nhãn in, nhãn dệt ưng ý với chất lượng và chất liệu.

Nhãn mác quần áo rất đa dạng, bạn có thể thấy như: nhãn cổ, nhãn áo, nhãn quần, mác áo, mác quần, nhãn size, mác size, nhãn sườn, nhãn hông, nhãn thành phần….tùy theo cách bố trí mà nhà sản xuất có thể đặt những nhãn innhãn dệt ở những vị trí khác nhau trên sản phẩm quần áo.

Dưới đây là một số hình nhãn dệt mà Apsara đã sản xuất:
lam nhan mac, in nhan mac, nhan mac quan ao, nhin in, nhan det, nhan size, nhan suon


Nhãn dệt satin Danny
lam nhan mac, in nhan mac, nhan mac quan ao, nhin in, nhan det, nhan size, nhan suon


Nhãn dệt satin Kantray
lam nhan mac, in nhan mac, nhan mac quan ao, nhin in, nhan det, nhan size, nhan suon
Nhãn dệt Nine
lam nhan mac, in nhan mac, nhan mac quan ao, nhin in, nhan det, nhan size, nhan suon
Nhãn in Shanghai

Xem thêm
Hãy liên hệ ngay khi các bạn có nhu cầu về làm nhãn mác nhé. Chúng tôi rất hân hạnh khi phục vụ quý khách hàng. Và nếu các bạn có thắc mắc về những loại nhãn mác phù hợp để kết hợp với các loại thời trang của các bạn thì gọi cho Apsara để được tư vấn cụ thể.


APSARA VIỆT NAM

Địa chỉ: 127 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 35026491 – (08) 38152085
Di động: 0949 30 40 79 - 0947 30 40 79
Fax: (08) 38156082
Email: apsara_vina@yahoo.com.vn

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhãn sinh thái là gì?

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”.

nhan, nhan mac, in nhan mac


Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.

Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường

Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh được.

Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.

Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều

Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.

Nhãn sinh thái có thể so sánh

Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%...nhưng có những nhãn sinh thái không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với các sản phẩm có cùng chức năng.

Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt động thương mại.
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.

Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên những định hướng thị trường.

Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Nhãn dệt loại tốt và loại thường tại APSARA

- Nhãn dệt loại tốt

Là loại nhãn dệt 2 da hay còn được gọi là nhãn dệt cao mật độ.
- 2 da là gì? 2 da nghĩa là dệt kiểu này bao gồm 2 lớp, lớp thứ nhất là phủ hết bề mặt nhãn dệt, lớp thứ 2 là dệt nội dung.

- Dệt cao mật độ là gì? Cao mật độ nghĩa là trên 1 đơn vị diện tích số mũi thêu nhiêu hơn so với bình thường và cũng có thể gọi là dày đặc.

Khi dệt nhãn loại này thì chất lượng nhãn dệt được thể hiện rất rõ. Nôi dung được dệt rấ sắc nét và khi phối màu thì tạo được hiệu ứng thực hơn.
Nhan det 2 da Danies Nhãn dệt loại tốt và loại thường tại APSARA
Nhãn dệt loại satin

- Là loại nhãn dệt được dệt trên nền satin và chỉ dệt nội dung trên nền satin đó, không có lớp phủ nào hết.
- Nhãn dệt satin rất dễ được nhận diện vì nó có độ bóng nhất nhất định. Và nội dung thường có những mũi thêu thưa để lộ ra nền satin phía dưới.
- Nhãn dệt satin có giá thường thấp hơn loại dệt 2 da từ 30 đ – 50 đ/nhãn.
Nhan det 2 da Sanrides Nhãn dệt loại tốt và loại thường tại APSARA

Nhãn dệt thường

- Là loại dệt trên nền vải, và cũng tương tự như satin là không có lớp nào phủ bề mặt. Điều này dẫn đến dệt kiểu này cũng sẽ tạo ra những kẻ hở trên bề mặt nội dung.
- Nhãn thường có dấu hiệu nhận diện là nó không bóng như satin và cũng ko có 2 lớp như 2 da.
- Chi phí dệt nhãn thường rẻ hơn 2 loại trên từ 80 đ – 100 đ/nhãn

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Xu hướng chung cho bao bì thời đại


Phá vỡ những quy tắc và tư duy khác đi chính là điểm bắt đầu cho những xu hướng bao bì của tương lai. Những người làm thiết kế phải tự thôi thúc bản thân và “lôi kéo” khách hàng từ bỏ những giải pháp đã nhàm chán trong quá khứ để chấp nhận những ý tưởng sáng tạo trong bao bì có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Trong một thế giới mà hiểu biết về thiết kế và óc thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhiệm vụ của các chuyên gia là phải nắm được những xu hướng hiện nay để tìm ra phương án hấp dẫn khách hàng nhất. 10 xu hướng được tổng hợp dưới đây có thể là cơ sở để các nhà thiết kế phát triển các ý tưởng mới, thậm chí là tạo dựng những khởi đầu trào lưu mới...

in an, in bao bi, in an bao bi


1. Giãi bày, kể chuyện
Những thông tin về nguồn gốc của sản phẩm sẽ làm tăng sự tin cậy của khách hàng - chưa kể thực tế nội dung câu chuyện có thể ăn sâu vào trí nhớ của khách hàng. Đây là công cụ rất mạnh xét về khả năng tạo lập quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm. Từ chỗ chỉ có một vài mẩu nhỏ được in phía sau bao bì, xu hướng kể chuyện giờ đã phát triển thành những câu chuyện được in trực tiếp mặt trước bao bì: câu chuyện giờ đã trở thành một phần của thiết kế, tạo ra sự hấp dẫn và giải trí, mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng và khiến họ quan tâm tới bao bì. Một khi sự kết nối được tạo dựng, sức hút của sản phẩm sẽ tăng lên mạnh mẽ.

2. Vui nhộn
Bao bì cổ điển chỉ “chung thủy” với chức năng thông tin chi tiết và lợi ích của sản phẩm, nhất là những loại bao bì có nội dung rõ ràng, súc tích và đơn giản. Khi một thương hiệu có cá tính, nó sẽ trở nên hấp dẫn, quyến rũ và mang lại sự hài hước cho khách hàng. Tư duy xa hơn, hãy coi thương hiệu là nguồn tạo ra sự vui nhộn. Những dấu hiệu hài hước kỳ lạ (đôi khi là kỳ cục) sẽ tạo tính giải trí cho bao bì và khiến cho người tiêu dùng có căn cứ tin vào sản phẩm. Sự vui nhộn có thể làm nóng cả những bộ óc hoài nghi nhất. Sống ở trên đời, ai mà không mua sắm - vậy sao không tạo cho khách hàng những cảm giác vui nhộn bất ngờ?

3. In đậm
In đậm có nguồn gốc từ Pop Art, có pha trộn cảm xúc của những cuốn truyện tranh. Kiểu dáng in đậm của bao bì khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt với mọi sản phẩm khác trên giá hàng. Bao bì thường có màu sáng, đôi khi được tô điểm bằng những đường đen bao lấy hình vẽ. Có thể xem đây là một xu hướng tiến tới sự đơn giản, vì mơ ước của mọi chuyên gia thiết kế là được tạo ra những hình ảnh rõ ràng và ít rối rắm. Xu hướng in đậm đang phát triển và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với những loại sản phẩm cần vẻ ngoài mạnh mẽ. Xu hướng này cũng được sử dụng với những loại sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt, nhằm khẳng định sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường.

4. Hình ảnh thay lời muốn nói
Thông thường, người thiết kế hay chú trọng việc cung cấp mọi thông tin liên quan sản phẩm tới khách hàng thông qua bao bì mà quên mất rằng ngườ i tiêu dùng có thể bị nhiễu loạn bởi lượng thông tin dày đặc. “Hình ảnh thay lời muốn nói” là xu hướng tập trung cho sản phẩm thay vì thương hiệu, chú trọng việc tô đậm hình ảnh sản phẩm nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Để làm được điều này, người thiết kế thường sử dụng những bức ảnh mô tả đặc tính hay cảm xúc liên quan sản phẩm, hoặc tập trung vào những ích lợi mà khách hàng sẽ thu về khi tiêu dùng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng được phát triển từ ý tưởng đơn giản hóa và đang được nhiều thương hiệu mạnh sử dụng.

5. Thủ công
Càng muốn đơn giản hóa cuộc sống của chính mình, chúng ta càng muốn tìm kiếm vui thú và đam mê mỗi ngày. Các sản phẩm thủ công luôn được xem là đặc biệt và người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua chúng. Nhưng trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng cần có cảm giác tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Kiểu thiết kế thủ công, sử dụng những họa tiết “vẽ tay” sẽ tạo hiệu ứng thân thiện, khiến người tiêu dùng bằng các giác quan có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực tiếp. Nhìn những đồ họa (hình ảnh, chữ viết) được kết hợp khéo léo trên bao bì, khách hàng sẽ có cảm giác sản phẩm được làm riêng cho mình. Có thể xem thiết kế thủ công là một bước tiến từ mô hình sản xuất hàng loạt tới tiếp xúc nhân văn.

6.Phong cách sống
Có thể nói xu hướng này đã từng bị lạm dụng trong quảng cáo nhiều năm qua, nhưng với thiết kế bao bì, vai trò của nó khá hạn chế. Xu hướng “phong cách sống” chú trọng những lợi ích của sản phẩm và thương hiệu. Chuyên gia thiết kế tìm cách mô tả sản phẩm khi đang được sử dụng, thông qua những bức ảnh minh họa. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở châu Âu, trên bao bì thường có hình ảnh người tiêu dùng tỏ ra thích thú trải nghiệm sản phẩm. Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng này, thông qua hình ảnh người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm, hay vẻ mãn nguyện của họ sau khi dùng xong. Thông điệp hướng tới là khách hàng sẽ có cảm giác như đang tiến gần tới một phong cách sống nào đó.

7. Phỏng theo quá khứ
Xu hướng này đánh vào tình cảm của khách hàng, tạo cảm xúc về quá khứ, hay làm sống lại trong họ những kinh nghiệm tích cực trước đây về sản phẩm. Đây là lý do tại sao những sản phẩm như Izze lại sử dụng những biểu tượng của những năm 60 trên bao bì. Rõ ràng, việc khơi dậy tình cảm hoài cổ không phải là ý tưởng mới, nhưng quá khứ mà chúng ta mô phỏng phải thường xuyên được cải biến, thay đổi. Xu hướng này không phải là sự bắt chước hoàn hảo, nói cách khác là sự mô phỏng 100% thiết kế năm xưa; thay vào đó, những chuyên gia thiết kế tài năng sẽ chỉ giữ lại một số yếu tố đặc thù và bổ sung những nét mới, tạo ra những “xúc cảm đương thời” trong người tiêu dùng của ngày hôm nay.

8. Càng ít càng tốt
Nhiều năm qua, xu hướng “càng ít càng tốt” dường như đã trở thành chủ đề tranh luận trong cộng đồng thiết kế. Sự đơn giản thường được xem là mơ ước của các chuyên gia thiết kế và cả những người tiêu dùng - nó khiến nhiều thứ trở nên dễ dàng và có tính thuyết phục hơn. Cách tiếp cận này thường được dùng để gợi ra một sự tao nhã thầm lặng hay để tập trung truyền tải ý tưởng chỉ đạo. Trong năm 2008, ngoài xu hướng này, chúng ta có thể thấy những biến tấu khác của sự đơn giản hóa như “hình ảnh thay lời muốn nói” hay “vui nhộn, bất ngờ” đã trình bày trên đây.

9. Tự do biểu đạt
Xu hướng này nhấn mạnh sự biểu đạt nghệ thuật một cách tự do trong thiết kế bao bì, dùng sáng tạo thẩm mỹ để gây bất ngờ và tạo sự ưa thích cho các nhóm khách hàng trẻ tuổi. Có thể quan sát nhưng thật khó mô tả xu hướng này bởi tính chất đa dạng của những giải pháp, tuy nhiên điểm chung nhất chính là cách tiếp cận hoàn toàn mới, thậm chí ngược hẳn với kiểu bao bì sản phẩm truyền thống, lấy sáng tạo làm động lực và “phó thác” cho ý tưởng nghệ thuật lan tỏa, tuy nhiên phải tôn trọng nguyên tắc không tác động tiêu cực tới các lợi ích của sản phẩm và thương hiệu.

10. Xanh lá
Xu hướng này lan truyền khá nhanh và đang thu hút sự quan tâm với hầu hết các thương hiệu, vì nó ảnh hưởng tới mọi mặt của bao bì - từ thu thập nguyên liệu đầu vào cho tới tái chế để tái sử dụng. Gắn kết với xu hướng xanh là sự nổi lên của phong trào “tư duy toàn cầu, mua hàng địa phương”; cả hai đều hướng tới việc giảm thiểu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và đóng gói, đưa các sản phẩm địa phương ra thị trường. Trong cuốn sách “Sinh thái học Thương mại”, tác giả Paul Hawken cho rằng nếu doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động tái chế và xử lý chất thải doanh nghiệp sẽ rất dễ ghi điểm trong thị trường. 10 năm sau, ý tưởng của Hawken đã được thừa nhận rộng rãi. Xu hướng xanh đang từng bước in dấu trên trái đất và với nhiều người tiêu dùng, nó đã trở thành một lối sống.

Manocanh Đồng Tháp



Bạn muốn manocanh nhưng bạn đang ở Đồng Tháp, bạn có thể làm theo những bước sau sẽ giúp bạn mua được manocanh dễ dàng nhất, và nhận được hàng trong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi đã áp dụng quy trình này trong một thời gian dài nên các bạn có thể yên tâm đặt hàng. Các bạn sẽ nhận đúng kiểu dáng manocnah đã chọn, đảm bảo chất lượng.

1. Chọn mẫu manocanh tại website của APSARA

2. Gọi điện thoại cho chúng tổi để kiểm tra manocanh còn không (Hotline Tp.HCM: (08) 35026491 – (08) 38152085)

3. Nếu có hàng thì bạn hãy đặt hàng với nhân viên, nếu không còn hàng thì nhờ nhân viên tư vấn 1 manocanh khác.

4. Chuyển tiền vào tài khoản theo thông tin sau: Link

5. Gọi điện thoại cho APSARA về việc chuyển tiền và yêu cầu nhân viên ghi lại thông tin giao hàng.

6. Yêu cần nhân viên APSARA gửi những thông tin (về xe chuyển hàng, số hoá đơn, chi phí vận chuyển….) để bạn có thể nhận được hàng tại Đồng Tháp.

Ngoài ra bạn có thể chỉ định xe để chuyển hàng cho bạn, hãy gửi thông tin đó cho nhân viên APSARA và dặn dò cẩn thận những thông tin cần thiết như:

- Trên thùng hàng hoặc bao bì đóng gói hàng hoá ghi tên ai, số điện nào?

- Ghi địa chỉ như thế nào cho đúng và người nhận là ai.

- Ghi chú mô tả khu vực, địa điểm bạn đang ở (gần Bưu điện ABC hay Chợ XYZ….)