Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tem, nhãn mác và chất lượng của sản phẩm


Hiện nay tình trạng hàng giả, nhái và kém chất lượng đang là tình hình chung ở mọi nơi, việc mua một sản phẩm thì mọi người rất lúng túng khi lựa chọn. Vi dụ: Chị Huyền, trú ở phường Khương Trung, cho biết, chị cảm thấy lúng túng khi ra chợ mua thực phẩm, kể cả tìm đến những cửa hàng bán thực phẩm sạch thì chị vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Chấp nhận mua với giá cao hơn nhưng chị cũng không thể khẳng định được sản phẩm đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không.

Quả thật, tình trạng kiểm soát tem, nhãn mác chất lượng cũng như chất lượng hàng hóa đang là một trong nhiều vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Bởi các cơ quan quản lý cũng không thể khẳng định 100% sản phẩm được dán tem, nhãn mác đều đảm bảo VSATTP. Vì không đủ nhân lực để quản lý và kiểm soát được toàn bộ thị trường, cho nên, mọi thông tin chủ yếu đều xuất phát từ người tiêu dùng, những thông tin thực tế và đa dạng. Mặc dù vậy, nhiều người tiêu dùng lại không biết hoặc có biết cũng không “mặn mà” khi điện thoại báo sự việc cho các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một phần vì họ cảm thấy khá “loằng ngoằng” khi báo một sự việc nhỏ của bản thân.

in nhan mac, lam nhan mac, nhan mac

Trao đổi với PV, bà Tuyên, trú ở phường Trương Định, cho biết, cuối năm 2012 bà có mua sữa Ensure loại 900 gram tại đại lý 57 phố Nguyễn An Ninh (quận Hoàng Mai) nhưng do thấy giá bán thấp hơn các nơi khác và người chủ cửa hàng hỏi mua lại vỏ hộp sữa Ensure với mục đích để trưng bày. Giá người chủ hàng đề nghị mua lại là 5.000 đồng/hộp, cao hơn nhiều so với việc bán đồng nát. Điều này khiến bà cảm thấy hoài nghi và gọi điện cho cơ quan chức năng để phản ánh. Tuy nhiên, “con đường” tìm nơi phản ánh sự việc của bà Tuyên gặp khá nhiều khó khăn và phiền toái. Bà gọi điện đến nơi này thì họ lại giới thiệu và cho số điện thoại của nơi khác, số điện thoại bà có thì dày lên còn sự việc thì vẫn chưa được giải quyết.

Dường như, chúng ta đang thiếu một sự gắn kết, một địa chỉ tin cậy để người dân biết và phản ánh những sự việc “tiêu cực” trong lĩnh vực tiêu dùng. “Rườm rà” là suy nghĩ của một số người tiêu dùng khi phản ánh một sự việc nào đó cho các cơ quan quản lý. Họ phải trải qua quá nhiều “khâu” và “công đoạn” ...? Đó là một sự việc nhỏ với một người tiêu dùng nhưng nó có thể ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của nhiều người tiêu dùng khác.

Theo một số nhà quản lý, sở dĩ vai trò của các hiệp hội, tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đang còn khá “mờ nhạt” trong mắt người tiêu dùng bởi một số lý do: Thứ nhất, việc phổ biến, tuyên truyền về lợi ích trong việc cung cấp thông tin về các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng cho người tiêu dùng vẫn chưa được rộng rãi. Nhiều người tiêu dùng còn chưa biết vai trò cũng như số điện thoại nhận phản ánh hoặc địa chỉ, trang web của các hiệp hội, tổ chức.

Thứ hai, những vụ việc nhỏ, lẻ và có giá trị kinh tế thấp nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình chặt chẽ cũng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy “oải” và không “mặn mà” khi phản ánh.

Thứ ba, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự “cảm nhận” được sự phối hợp và liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức và các cơ quan chức năng. Một số người tiêu dùng cho rằng các hiệp hội, tổ chức vẫn còn khá “thụ động” và chủ yếu chỉ trông chờ vào thông tin, đơn khiếu nại của người tiêu dùng thì bắt đầu mới đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều mà người tiêu dùng mong muốn là các hiệp hội, tổ chức nên theo sát các vụ việc liên quan đến quyền lợi của họ, từ khi có sự việc đến lúc có kết luận và biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như những loại thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc bị phát hiện và bắt giữ, khiến cho người tiêu dùng tỏ ra bức xúc và gây ra tâm lý hoang mang.

Có thể thấy, các hiệp hội và tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại nước ta chưa thực sự tạo dựng được chỗ đứng cũng như là chỗ dựa tin cậy trong lòng của đông đảo người dân. Người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy khá “cô đơn” và lẻ loi khi đứng ra đấu tranh quyền lợi của bản thân.

Nên chăng, các hiệp hội, tổ chức nên đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để người tiêu dùng biết và hiểu được rõ sự cần thiết trong cung cấp thông tin của các sản phẩm, hàng hóa gây tổn hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, các đơn vị cũng nên chủ động trước những thông tin được nghe và phản ánh từ người tiêu dùng, tránh “bắt” người tiêu dùng trải qua những thủ tục “rườm rà” rồi mới giải quyết. Có như vậy, các hiệp hội và tổ chức mới thực sự là bạn “đồng hành” trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

In ấn túi nilon

Túi nilon in ấn

Có 2 loại túi nilon thường được dùng để in ấn, túi xốp và túi PE. Đặc điểm nhận dạng của 2 loại túi này có thể tham khảo tại phần thuật ngữ chuyên ngành. Và cũng có 2 cách để in ấn trên túi nilon:
In lụa: kỹ thuật dùng khung lụa, đổ màu và khung lụa và kéo màu cho thấm qua khung lụa theo những nội dung có trên khung.

- Ưu điểm: giá rẻ, dễ dàng in ấn, có thể chùi những nội dung bị sai. Thời gian sản xuất nhanh, số lượng ít có thể làm được.
- Nhược điểm: In được ít màu, không in chồng màu được

In ống đồng:  Là loại in bằng máy, có ống trục (gọi là ống đồng) để in film lên ống đồng đó. Chỉ cần đổ mực vào để máy chạy là có sản phẩm

- Ưu điểm: in được nhiều màu, thể hiện được hình ảnh rõ nét và sự chính xác giữa các màu rất cao. Thời gian sản xuất lâu hơn so với in lụa nhưng số lượng càng lớn thì in ống đồng lại nhanh hơn so với in lụa.
- Nhược điểm: in số lượng lớn, chi phí tiền trục khá đắt,

In ấn thương hiệu, logo, slogan sao cho đẹp

Túi nilon là tui được sử dụng nhiều nhất trong các loại túi, theo thống kê của TNS thì có đến 80% các shop thời trang, nhà may sử dụng tui nilon để đựng sản phẩm hàng hoá của mình. Điều này có thể thấy tầm quan trọng trong việc quảng báo trên túi nilon lớn như thế nào. Tuỳ theo loại hình, mô hình công ty, chúng ta có thể sử dụng túi nilon cao cấp hoặc loại thường.

Tui nilon có rất nhiều loại trên thị trường và độ dày mỏng cũng ảnh hưởng đến chất lượng, trong khi in ấn cần chú ý đến những chi tiết để không làm bao nilon trở nên xấu.

Tui nilon thiet ke Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan

Một số túi nilon của những thương hiệu lớn có trang trí rất đẹp, thể hiện sự đẳng cấp: túi nilon An Phước, Túi nilon Ninomax, Túi nilon Zara, Túi nilon Đẹp, Burbery, Lacoste, Hermes, Nhà Bè, Việt Tiến, Vans, Mattana, Vancl, đều có cách bố cục rất hợp lý và sử dụng ít màu.

in an tui nilon dep Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan
Túi nilon đẹp chỉ cần 2 màu để thiết kế và trang trí, điều này cũng làm cho việc in ấn trở nên dễ dàng hơn, không bị chồng quá nhiều màu khi in (phương pháp in lụa), nếu công ty hoặc cửa hàng thời trang có nhiều kinh phí thì chúng ta nên sử dụng kiểu in máy (in ống đồng). Kỹ thuật in ống đồng sẽ giúp chúng ta in được nhiều màu sắc trên túi nilon hơn và độ chính xác rất cao, không làm bị lệch màu hoặc chồng màu (thường bi lỗi ở kĩ thuật in lụa).

In túi nilon cần chọn màu sắc tương phản với màu bao, vì như vậy sẽ làm nổi bật hơn chi tiết được in trên túi nilon. Ví dụ: khi dùng bao nilon đen bóng thì nên in màu nhũ bạc hoặc màu nhũ vàng. Màu nhũ là một màu tạo nên độ óng ánh khi bao nilon được phản chiếu dưới ánh sáng. Hoặc khi dùng báo trắng thì nên in màu nhũ vàng, màu đen…

Tui nilong in nhu vang Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan
Mẫu túi nilon in nhũ vàng – Nhìn rất cao cấp

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Pha lê đọ sức cùng manocanh


Xuất hiện trong lễ khai trương showroom Ivy mới tại Thái Hà (Hà Nội) hôm 20/10/2012, MC kiêm ca sĩ 23 tuổi ra rất thích thú các mẫu đầm cocktail và dạ hội của hãng thời trang này.

Pha Lê là ca sĩ có chút tiếng tăm. Muốn xem Pha Lê diễn, cuối tuần cứ ra sân Thống Nhất, khi đội bóng Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy đá, sẽ thấy cô nhảy nhót cùng anh vua nhạc sến Ngọc Sơn. Sau đó, Pha Lê được nhắc đến trên các trang mạng khi dính đến cả Công Vinh lẫn Lee Nguyễn….Và hiện giờ cô phấn đấu trở thành MC, người mẫu,…


Pha Lê "Đọ dáng" với manocanh.

manocanh, ban manocanh, manocanh can tho

Pha Lê đến sự kiện thời trang trong chiếc váy ngắn trẻ trung... khoe đôi chân thon, thẳng.
 manocanh, ban manocanh, manocanh can tho, manocanh nu
Ướm thử một mẫu đầm màu đỏ. Pha Lê rất thích các trang phục có gam màu nổi bật như đỏ, hồng.
 manocanh, ban manocanh, manocanh can tho, manocanh nu
Thử chất liệu của một chiếc váy dạ hội màu tím.
 manocanh, ban manocanh, manocanh can tho, manocanh nu

Chiếc khăn choàng rất hợp với cô.
 manocanh, ban manocanh, manocanh can tho, manocanh nu

Mẹo cho card visit đẹp và chuyên nghiệp

Card visit đẹp quan trọng nhất là ý tưởng thiết kế

Card visit (name card hay danh thiếp) được dùng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, đã đi làm thì ai cũng có một tấm card visit cho mình. Card visit được xem như một lời giới thiệu chi tiết về công việc, chức vụ, thông tin liên lạc, công ty….

Card visit hiện nay được in với chất lượng giấy dày nhưng cũng có 1 số công ty chọn một số loại giấy đặc biệt để làm danh thiếp cho mình, giấy khác loại thường đồng nghĩa với việc chi phí các bạn phải trả là rất cao. Đổi lại là sự khác thì cũng không tệ lắm

card visit dep Card visit đẹp quan trọng nhất là ý tưởng thiết kế

Card visit đẹp là điều ai cũng thích, nhưng không ai cũng có. Để có 1 card visit đẹp thì danh thiếp đó cần phải thoả mã một số tiêu chí sau

1. Đơn giản bố cục và trình bày
2. Ít màu sắc, phối màu theo chủ đề
3. Nội dung ngắn gọn, không viết tắt quá nhiều
4. Hình ảnh phù hợp với tính chất công việc
5. Kiểu chữ sáng tạo nhưng phải đọc được
6.  Kích thước cũng tạo nên 1 tấm card visit đẹp

danh thiep dep Card visit đẹp quan trọng nhất là ý tưởng thiết kế

Sau khi thoả mãn một số tiêu chí trên thì việc còn lại là sự sáng tạo, việc này hãy giao lại cho thiết kế, vì những chuyên gia thiết kế sẽ làm việc này tốt hơn chúng ta rất nhiều.

Sự phổ thông card visit cũng làm cho giá thành name card rẻ đi rất nhiều so với lúc trước. Vì vậy để sở hữu name card đẹp chúng ta không còn quan tâm đến giá cả mà chỉ cần quan tâm đến chất lượng và mẫu mã đẹp.

in an card visit Card visit đẹp quan trọng nhất là ý tưởng thiết kế

Ngày nay, mọi người đánh giá rất cao những card visit đẹp và thật sự sáng tạo. Đơn giản là bây giờ ai cũng có danh thiếp, nên việc để lưu lại ấn tượng đầu tiên khi nhận danh thiếp chính là mẫu card visit ấn tượng.

Hãy chăm chút cho những tấm danh thiếp của các bạn, ngoài thông tin thể hiện trên đó, nó còn mang đến cho bạn một sự khác biệt thật sự đối với người được nhận. Vì vậy khi làm danh thiếp, các bạn cần phải quan tâm dến những chi tiết nhỏ để tạo ra một danh thiếp đẹp.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Bài học hay khi xây dựng thương hiệu theo ý khách hàng


Khái niệm xây dựng thương hiệu theo ý khách hàng – một khái niệm khách hàng giúp chúng ta tạo nên – không có gì là mới mẻ. Những website “của tôi” được thiết kế vì khách hàng đã xuất hiện được một thời gian. iTunes của Apple có thể dễ dàng được gọi là “My Tunes” – nó cho khách hàng một khả năng không giới hạn trong việc tạo ra các danh sách các bài hát của riêng mình, My Twinn cho phép tạo ra những con búp bê phi thường giống như những đứa bé từ ảnh của chúng, giống đến từng chi tiết.
 
in an nhan dien thuong hieu, in nhan dien thuong hieu, nhan dien thuong hieu,

Một trong những thương hiệu cho khách hàng thành công nữa là NikeiD. Các khách hàng lên mạng để thiết kế những phiên bản giày và quần áo của riêng mình. Được hình thành năm 1999, việc kinh doanh của NikeiD đã tăng gấp ba từ năm 2004.

Nike đã nối tiếp thành công của dịch vụ trực tuyến với “Studio Nike”, một trong số đó được khai trương ở Luân Đôn vào tháng 11 năm 2007. Studio ở Luân Đôn, là loại đầu tiên ở Anh, tương tự như studio Nike Town được mở ở New York vào tháng 10. Những NikeiD đầu tiên được mở ở Paris, Pháp và Osaka, Nhật Bản.

Studio NikeiD ở Luân Đôn là một khối gồm sắt và kiếng có hai tầng được treo lơ lửng ở cửa hàng Nike Town. Nó cho khách hàng một trải nghiệm thiết kế bằng tay sử dụng tiến trình thiết kế trên trang NikeiD.com, được hỗ trợ bởi các cố vấn thiết kế đã được huấn luyện.

Một khi các khách hàng đã tạo ra thiết kế của họ ở studio, chúng có thể được đặt trong một “ngăn tủ” trên mạng và chia sẻ nó với những người khác. Sau khi đặt hàng, giày sẽ được làm riêng và sau đó gởi đến khách hàng, thông qua cửa hàng Nike Town hay trực tiếp đến nhà họ.

Rõ ràng, Nike tin tưởng vào thương hiệu được xây dựng bởi khách hàng: “Thế giới đã thay đổi. Khách hàng tương tác với các thương hiệu dưới nhiều hình thức”, theo lời Trevor Edwards, phó chủ tịch thương hiệu và quản lý của Nike.

Vậy thì điều này có nghĩa là gì trong thời điểm các thương hiệu tạo ra thiết kế theo ý khách hàng đang đầy rẫy? Theo Trendwatching.com, một dịch vụ toàn cầu theo dõi những sự phát triển khách hàng mới, đó là một phần thuộc xu hướng khách hàng mang tích cách mạng: Sự tham gia. Sự ra đời của C (C có nghĩa là Content – Nội dung, hay rộng hơn, Creative – Sáng tạo) là người dẫn đường chính trong yếu tố Sự tham gia. Sự ra đời tầng lớp khách hàng chính trẻ tuổi này “đã được mong đợi để có thể tạo ra bất cứ điều gì mà họ muốn miễn là nó mang tính kỹ thuật cao”, Trendwatching nói. “Giới hạn tiếp theo sẽ là những sản phẩm được thiết kế theo công nghệ cao, sau đó chúng sẽ được chuyển thành các món hàng hóa thực sự.”

Điều này tạo ra cơ hội và cả một sự thử thách lớn cho các thương hiệu truyền thống. Các thương hiệu như Nike tập trung vào từng cá nhân, vì vậy đối với họ, chuyển thành một thương hiệu thiết kế theo ý khách hàng là một sự phù hợp tự nhiên. Nike không sợ sự đổi mới, điều mang khách hàng vào cả tiến trình – và công ty có năng lực tài chính và công nghệ cao để thực hiện một điều như NikeiD. Nike cũng có những sản phẩm công nghệ cao xứng đáng được thiết kế theo ý khách hàng.

Nhưng liệu có khả thi khi thiết kế những sản phẩm đơn giản hơn là phụ kiện thể thao?

Câu trả lời là có. Thậm chí giờ đây, thương hiệu thiết kế theo ý khách hàng đang bắt đầu di chuyển nhanh chóng xuống những chuỗi sản phẩm khác. Khách hàng Đức có thể tạo ra món ngũ cốc của riêng họ từ 75 thành phần hữu cơ trên trang web mymuesli.com. Khách hàng Mỹ có thể tạo ra khăn giấy cho riêng mình với ảnh của họ trên đó chỉ với 4,99 USD trên trang mykleenextissue.com. M&M có thể được thiết kế theo ý khách hàng tại mymms.com – thậm chí logo của công ty có thể được đưa vào mỗi hạt kẹo bé xíu.

Có lẽ thương hiệu cá nhân độc nhất đang có mặt là “My DNA Fragance”, nơi tạo ra nước hoa riêng cho khách hàng dựa trên hồ sơ DNA của mỗi người (Phí tổn: 134,99 USD). Khách hàng sử dụng một bộ đồ nghề lấy DNA tại nhà để cung cấp cho công ty mẫu DNA. Công ty nói “Với hơn 30.000 mẫu thiết kế trên thị trường, My DNA Fragance bảo đảm rằng không có hai người nào có thể có mùi giống nhau.”

Khách hàng có thể tham gia vào ngành kinh doanh sáng tạo sản phẩm. Các cửa hàng cung cấp thiết bị văn phòng hàng đầu, Staples, đã mời các nhà phát minh để áp dụng những ý tưởng của họ trên các sản phẩm văn phòng, cho khách hàng cơ hội nhận được giải thưởng trị giá 25000 USD nếu Staples phát triển và bán được sản phẩm. Nhiều sản phẩm của thương hiệu Staples đã được đưa ra thị trường như là kết quả của chương trình “Truy lùng phát minh Staples”. Tương tự như vậy, chương trình “Cơn bão ý tưởng” của Dell khuyến khích khách hàng đưa ra ý tưởng mà họ muốn Dell thực hiện. Người dùng sẽ bình chọn cho các ý tưởng, và Dell theo đuổi những điều khả thi ấy.

Với sự sử dụng quyền năng ấy của khách hàng – thực ra là tham gia vào quy trình tạo ra sản phẩm – chúng ta giờ đây đã bước vào một kỷ nguyên mà khách hàng có thể giúp đỡ các thương hiệu. Khách hàng đã quyết định số phận của thương hiệu với sức mua của họ. Thời điểm gần giống như khi chủ nhân thương hiệu để khách hàng giúp đỡ họ trong việc quyết định nên chọn lựa thương hiệu  nào, hoặc thậm chí nên giới thiệu thương hiệu nào. Điều này có thể chắc chắnhững xảy ra, thực ra, những chủ nhân thương hiệu sẽ xem khách hàng như là những thành viên có tham gia vào việc xây dựng thương hiệu.

Điều này làm vấy lên câu hỏi: Các công ty sẽ sẵn lòng đi bao xa khi sự tham gia thực sự của khách hàng sẽ xuất hiện ở những thương hiệu truyền thống? Các thương hiệu là tài sản đáng giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, vì vậy, một công ty có thâm niên có dám để khách hàng đóng một vai trò có uy thế như vậy không?

Nhưng chiếc hộp của Pandora đã được mở ra. Sự trao quyền hành động cho khách hàng đã không còn bị ràng buộc. Một khi khách hàng nhận ra quyền năng điều khiển mà họ nắm giữ, cuối cùng chủ nhân thương hiệu có thể bị buộc phải để thương hiệu được thiết lập trở thành một thương hiệu dựa vào khách hàng.