Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Danh thiếp đẹp cùng bộ nhận diện thương hiệu


Card visit (name card hay danh thiếp) luôn luôn mang thông tin kinh doanh nhỏ nhưng hữu ích về một công ty hoặc cá nhân bạn. Trong card visit cung cấp nhiều thông tin về chính bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đơn thuần như: tên, địa chỉ liên lạc, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ kinh doanh của bạn. Chiếc card visit đẹp còn thể hiện phong cách của từng người với hình dạng và màu sắc đặc trưng riêng biệt.

Nhận diện thương hiệu là hệ thống hình ảnh quảng bá thương hiệu hiệu quả, được bắt đầu bằng tên thương hiệu và logo, được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu. Thông thường nhất, hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ thể hiện màu đặc trưng và logo của thương hiệu trên trang web, đồng phục, danh thiếp, tiêu đề và phong bì thư, nhãn mác, danh thiếp, tiêu đề và phong bì thư, brochure, bảng hiệu, áp phích… và các vật dụng quảng cáo khác.

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một bộ nhận diện hương hiệu là tính đại chúng.

Dưới đây là bộ sưu tập mẫu card visit đẹp cùng bộ nhận diện thương hiệu:

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

in danh thiep, in card visit, in name card, in nhan dien thuong hieu

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Danh thiếp đẹp cho nhiếp ảnh


Nghề nhiếp ảnh là một nghề đặc thù yêu cầu tính chuyên nghiệp rất cao. Các nhiếp ảnh gia trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với rất nhiều người. Việc tiếp xúc này mang lại cơ hội một công hai việc tiện thể quảng cáo luôn công việc của mình qua việc trao danh thiếp (name card hay card visit) cho mọi người. Do vậy nếu nhiếp ảnh gia có một tấm card visit đẹp hiệu quả là khách hàng luôn nhớ đến họ khi họ có nhu cầu về chụp ảnh. Card visit cho thợ chụp ảnh phải hấp dẫn bắt mắt khi nhìn vào, nó phải được thiết kế cẩn thận và tỉ mỷ cả về hình thức bên ngoài lẫn chất liệu làm card visit. 

Vì vậy mọi chi tiết từ vật liệu giấy đến màu sắc phải phù hợp cần được suy nghĩ tính toán cụ thể. Rất nhiều mẫu có sẵn trên internet có thể giúp bạn điều này. Dưới đây là bộ sưu tậm mẫu card visit chuyên cho ngành ảnh và nhiếp ảnh gia với rất nhiều thiết kế mẫu mã độc đáo & sáng tạo, điều này có thể giúp bạn có một cái nhìn và cảm nhận khác nhau trong quá trình tìm một mẫu card visit phù hợp với ngành nhiếp ảnh của mình. 

Mời bạn cùng tham khảo những mẫu card visit đặc thù cho ngành nghề nhiếp ảnh dưới đây.


danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

danh thiep nhiep anh, card visit dep, name card dep, danh thiep dep

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Dấu ấn cổ đại của ngành in ấn


Ngành in ấn ngày nay rất đa dạng với những công nghệ-kỹ thuật tiên tiến và có thể cho chúng ta những mẫu in chất lượng như thực. Và để có như vậy thì ngành in đã trãi qua rất nhiều thế hệ và nó được cải tiến dần dần. Có thể hôm nay chúng ta đang dùng công nghệ offset, hiflex, PP,… và thời gian tới sẽ còn nhiều công nghệ khác ra đời kế tiếp.
Hôm nay, Apsara xin giới thiệu với bạn đọc những dấu ấn nổi tiếng nhất của ngành in ấn.

1 - Công cụ in cổ đại nhất được cho là chiếc đĩa Phaistos, được tìm thấy ở đảo Greek tại Hy Lạp, với niên đại vào khoảng những năm 1400-1800 trước công nguyên. Nhiều nhà khoa học tin rằng chiếc đĩa này là một trong những công cụ in ấn được chế tạo ra sớm nhất trong lịch sử nhân loại.




in an, in chat luong, in offset, in hiflex, in pp


2 - Kinh Kim Cương là bản in có tuổi thọ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến nay, khi được ra đời vào khoảng năm 868 sau công nguyên. Cuốn kinh này đã được tìm thấy tại hang Đôn Hoàng nằm dọc trên con đường Tơ lụa lịch sử, vào năm 1907.

 in an, in chat luong, in offset, in hiflex, in pp

3 - Chiếc máy in đồ sộ nhất thế giới: Kỷ lục này thuộc về chiếc máy in MITSUBISHI DIAMONDSTAR,với kích thước bằng khoảng… 1 tòa nhà 4 tầng. Giá thành 1 chiếc máy in vào khoảng 50 triệu yên Nhật, tương đương với khoảng hơn 600,000 USD.

 in an, in chat luong, in offset, in hiflex, in pp

Với doanh số 26 tỷ USD của nhóm In ấn và Hình ảnh (IPG), công ty HP được coi là nhà sản xuất máy in lớn nhất thế giới. HP cũng nhận thấy xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng tập trung vào các công nghệ in ấn tích hợp đám mây và kết nối mạng của HP, bằng chứng là đã có hơn 10 triệu máy in loại này được bán ra, và dự kiến số máy bán ra thị trường sẽ đạt con số 50 triệu vào cuối năm 2012. Đồng thời bản báo cáo quý IV/2010 của IDC cho thấy máy in HP Laserjet là dòng máy in laser bán chạy nhất thế giới, đặc biệt dẫn đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong 11 năm liền (2000 – 2010).

Lịch sử ngành in ấn


In ấn được ra đời khi nào ? 
Người đầu tiên học được ngành in tại Việt Nam là ai? 
Ông Tổ trong nghề in ấn của Việt Nam?

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in ấn mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ấn ở Việt Nam.

in an, in, in an bao bi, in bao bi,


Mặc dù nghề in ấn đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.

Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.

Sưu tầm thông tin trực tuyến.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tem, nhãn mác và chất lượng của sản phẩm


Hiện nay tình trạng hàng giả, nhái và kém chất lượng đang là tình hình chung ở mọi nơi, việc mua một sản phẩm thì mọi người rất lúng túng khi lựa chọn. Vi dụ: Chị Huyền, trú ở phường Khương Trung, cho biết, chị cảm thấy lúng túng khi ra chợ mua thực phẩm, kể cả tìm đến những cửa hàng bán thực phẩm sạch thì chị vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Chấp nhận mua với giá cao hơn nhưng chị cũng không thể khẳng định được sản phẩm đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không.

Quả thật, tình trạng kiểm soát tem, nhãn mác chất lượng cũng như chất lượng hàng hóa đang là một trong nhiều vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Bởi các cơ quan quản lý cũng không thể khẳng định 100% sản phẩm được dán tem, nhãn mác đều đảm bảo VSATTP. Vì không đủ nhân lực để quản lý và kiểm soát được toàn bộ thị trường, cho nên, mọi thông tin chủ yếu đều xuất phát từ người tiêu dùng, những thông tin thực tế và đa dạng. Mặc dù vậy, nhiều người tiêu dùng lại không biết hoặc có biết cũng không “mặn mà” khi điện thoại báo sự việc cho các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một phần vì họ cảm thấy khá “loằng ngoằng” khi báo một sự việc nhỏ của bản thân.

in nhan mac, lam nhan mac, nhan mac

Trao đổi với PV, bà Tuyên, trú ở phường Trương Định, cho biết, cuối năm 2012 bà có mua sữa Ensure loại 900 gram tại đại lý 57 phố Nguyễn An Ninh (quận Hoàng Mai) nhưng do thấy giá bán thấp hơn các nơi khác và người chủ cửa hàng hỏi mua lại vỏ hộp sữa Ensure với mục đích để trưng bày. Giá người chủ hàng đề nghị mua lại là 5.000 đồng/hộp, cao hơn nhiều so với việc bán đồng nát. Điều này khiến bà cảm thấy hoài nghi và gọi điện cho cơ quan chức năng để phản ánh. Tuy nhiên, “con đường” tìm nơi phản ánh sự việc của bà Tuyên gặp khá nhiều khó khăn và phiền toái. Bà gọi điện đến nơi này thì họ lại giới thiệu và cho số điện thoại của nơi khác, số điện thoại bà có thì dày lên còn sự việc thì vẫn chưa được giải quyết.

Dường như, chúng ta đang thiếu một sự gắn kết, một địa chỉ tin cậy để người dân biết và phản ánh những sự việc “tiêu cực” trong lĩnh vực tiêu dùng. “Rườm rà” là suy nghĩ của một số người tiêu dùng khi phản ánh một sự việc nào đó cho các cơ quan quản lý. Họ phải trải qua quá nhiều “khâu” và “công đoạn” ...? Đó là một sự việc nhỏ với một người tiêu dùng nhưng nó có thể ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của nhiều người tiêu dùng khác.

Theo một số nhà quản lý, sở dĩ vai trò của các hiệp hội, tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đang còn khá “mờ nhạt” trong mắt người tiêu dùng bởi một số lý do: Thứ nhất, việc phổ biến, tuyên truyền về lợi ích trong việc cung cấp thông tin về các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng cho người tiêu dùng vẫn chưa được rộng rãi. Nhiều người tiêu dùng còn chưa biết vai trò cũng như số điện thoại nhận phản ánh hoặc địa chỉ, trang web của các hiệp hội, tổ chức.

Thứ hai, những vụ việc nhỏ, lẻ và có giá trị kinh tế thấp nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình chặt chẽ cũng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy “oải” và không “mặn mà” khi phản ánh.

Thứ ba, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự “cảm nhận” được sự phối hợp và liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức và các cơ quan chức năng. Một số người tiêu dùng cho rằng các hiệp hội, tổ chức vẫn còn khá “thụ động” và chủ yếu chỉ trông chờ vào thông tin, đơn khiếu nại của người tiêu dùng thì bắt đầu mới đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho họ. Điều mà người tiêu dùng mong muốn là các hiệp hội, tổ chức nên theo sát các vụ việc liên quan đến quyền lợi của họ, từ khi có sự việc đến lúc có kết luận và biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như những loại thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc bị phát hiện và bắt giữ, khiến cho người tiêu dùng tỏ ra bức xúc và gây ra tâm lý hoang mang.

Có thể thấy, các hiệp hội và tổ chức về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại nước ta chưa thực sự tạo dựng được chỗ đứng cũng như là chỗ dựa tin cậy trong lòng của đông đảo người dân. Người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy khá “cô đơn” và lẻ loi khi đứng ra đấu tranh quyền lợi của bản thân.

Nên chăng, các hiệp hội, tổ chức nên đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để người tiêu dùng biết và hiểu được rõ sự cần thiết trong cung cấp thông tin của các sản phẩm, hàng hóa gây tổn hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, các đơn vị cũng nên chủ động trước những thông tin được nghe và phản ánh từ người tiêu dùng, tránh “bắt” người tiêu dùng trải qua những thủ tục “rườm rà” rồi mới giải quyết. Có như vậy, các hiệp hội và tổ chức mới thực sự là bạn “đồng hành” trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.